A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chùa cổ trong vùng lõi Di sản Tràng An 'kêu cứu' vì xuống cấp trầm trọng

Được xây dựng từ thế kỷ XIII, chùa Hoa Lâm ở cố đô Hoa Lư, nằm trong vùng lõi Quần thế danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Được xây dựng từ thế kỷ XIII, chùa Hoa Lâm ở cố đô Hoa Lư, nằm trong vùng lõi Di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình). Ảnh: NT.

Được xây dựng từ thế kỷ XIII, chùa Hoa Lâm ở cố đô Hoa Lư, nằm trong vùng lõi Di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình). Ảnh: NT. 

Những ngày gần đây, Ban kiến thiết xây dựng tu bổ, tôn tạo di tích chùa Hoa Lâm, thôn Xuân Áng Nội, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) cùng sư thầy Thích Đàm Phúc (trụ trì chùa Hoa Lâm) đi khắp nơi, gõ cửa từng nhà, vận động từng người ủng hộ, công đức tiến cúng để tu sửa tôn tạo lại ngôi chùa cổ đang có nguy cơ đổ sập.

Phần mái của ngôi chùa đã bị mục nát, nhân dân và nhà chùa phải dùng bạt che lại để nước mưa không dột vào bên trong. Ảnh: NT.

Phần mái của ngôi chùa đã bị mục nát, nhân dân và nhà chùa phải dùng bạt che lại để nước mưa không dột vào bên trong. Ảnh: NT.

Sư thầy Thích Đàm Phúc chia sẻ, chùa Hoa Lâm nằm trong vùng đất địa linh nhân kiệt Cố đô Hoa Lư, thuộc vùng lõi của Quần thế danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Đây là ngôi chùa cổ có từ thế kỷ XIII là nơi thờ Phật, thờ Mẫu, những người đã giúp nhà vua chiêu mộ dân lưu lân khai hoang, lập ấp, sản xuất nông nghiệp, tích lũy lương thực đóng góp công sức làm nên chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, chùa Hoa Lâm cũng là nơi ghi lại nhiều dấu tích lịch sử quan trọng của đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: là căn cứ của Chi bộ Công an, du kích thôn hội họp để lãnh đạo nhân dân tập luyện, canh phòng bọn biệt kích thám báo, cứu chữa nhân dân bị thương sau những trận bom của quân địch.

Để trùng tu ngôi chùa cổ này phải cần đến số tiền hơn 7 tỉ đồng. Ảnh: NT.

Để trùng tu ngôi chùa cổ này phải cần đến số tiền hơn 7 tỉ đồng. Ảnh: NT

Ngày 5.7.2016, chùa Hoa Lâm được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Di tích chùa có giá trị quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của nhân dân trong vùng.

"Trải qua thời gian biến động, thăng trầm của lịch sử, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nắng mưa gió bão đã làm cho ngôi chùa xuống cấp trầm trọng, tường lún nứt, mái chùa dột nát, mối mọt và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào" - Sư thầy Thích Đàm Phúc nói.

Ông Ngô Văn Cường - Trưởng thôn Xuân Áng Nội cho hay, tháng 3/2021, UBND tỉnh Ninh Bình đã đồng ý chủ trương tu bổ, tôn tạo di tích chùa Hoa Lâm theo phương án xã hội hóa.

Ngôi chùa có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào nhưng người dân và nhà chùa vẫn chưa có kinh phí để tu sửa. Ảnh: NT.

Ngôi chùa có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào nhưng người dân và nhà chùa vẫn chưa có kinh phí để tu sửa. Ảnh: NT

"Sau khi được UBND tỉnh Ninh Bình chấp thuận, thôn cũng phối hợp với trụ trì chùa tổ chức họp toàn thể nhân dân trong thôn và đã thành lập ra Ban kiến thiết xây dựng trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích chùa Hoa Lâm. Theo hồ sơ dự toán kinh phí xây dựng tu bổ, tôn tạo chùa là hơn 7 tỉ đồng. Nhân dân trong thôn chúng tôi chủ yếu là làm nông nghiệp, mức thu nhập rất thấp, đời sống kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, để kêu gọi ủng hộ được số tiền hơn 7 tỉ đồng để cứu ngôi chùa là quá xa vời" - ông Cường chia sẻ.

Trước thực trạng ngôi chùa cổ có nguy cơ trở thành phế tích, không chỉ nhà chùa mà người dân trong vùng cũng đang rất lo lắng cho công trình mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa, tâm linh độc đáo này. Vì thế, nguyện vọng của nhân dân rất mong muốn ngôi chùa sớm được trùng tu tôn tạo lại.

Di tích chùa Hoa Lâm được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh gồm: Tiền đường và Hậu cung quay về phía Đông Nam. Chùa có hệ thống vì kèo bằng gỗ lim kết hợp với 18 cột đá và 12 cột gỗ. Cửa gồm 12 cánh gỗ, ngưỡng cửa bằng đá, mái chùa lợp ngói vảy. Trên xà gồ, câu đầu, ván mê trạm khắc hoa văn tinh xảo. Trong khuôn viên chùa hiện còn lưu giữ đôi rồng đá thời Hậu Lê và rùa đội bia đá…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...