Bất động sản công nghiệp năm 2024 sẽ tăng trưởng
Tiếp nối vị trí “sao mở đường” của năm 2023, năm 2024, bất động sản khu công nghiệp vẫn được dự đoán là phân khúc sôi động được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Năm 2024 được dự báo cho thấy bất động sản công nghiệp sẽ có nhiều khởi sắc và đang được tiếp sức giữa xu hướng khó khăn của bất động sản nói chung, nhất là khi Việt Nam ngày càng thu hút quan tâm của thế giới.
Theo số liệu thống kê, tại cả thị trường phía Bắc và phía Nam đều ghi nhận sức hấp thụ khả quan, tỷ lệ lấp đầy của nhà xưởng xây sẵn ổn định ở mức 86% ở miền Bắc, và tăng nhẹ lên 85% ở miền Nam, bất chấp nguồn cung tăng mạnh… Tín hiệu này cho thấy bất động sản công nghiệp đang được tiếp sức giữa xu hướng khó khăn của bất động sản nói chung, có được khi Việt Nam ngày càng thu hút quan tâm của thế giới.
Đặc biệt khi Việt Nam vừa mới nâng cấp quan hệ hợp tác lên mức đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… dòng vốn đầu tư đến từ các quốc gia này sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cầu thị trường bất động sản công nghiệp trong nước.
Luật đất đai 2024 và những việc cần làm ngay
Theo nhận định của giới chuyên gia, mặc dù Bất động sản công nghiệp kỳ vọng tăng trưởng năm 2024 nhưng vẫn cần đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án trước khi Luật Đất đai mới có hiệu lực. Theo đó, một số chủ đầu tư có thể sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ GPMB để làm dự án ngay trong 2024, trước khi luật mới có hiệu lực.
Được biết, Luật Đất đai 2024 sửa đổi được thông qua mới đây đã bỏ khung giá đất, quy định này được đánh giá ít nhiều sẽ khiến giá đền bù đất sẽ sát với giá thị trường, từ đó làm tăng giá bất động sản.
Dước góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Anh Quê - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết, với bất cứ ngành nghề nào, khi chi phí đầu vào tăng thì cũng đều khiến giá thành tăng theo.
Năm 2024 bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ khởi sắc (Ảnh: Minh họa) |
"Thị trường bất động sản cũng như vậy. Khi chi phí của các yếu tố đầu vào như nhân công, chi phí vật liệu xây dựng... gia tăng, cộng thêm những tác động từ chính sách mới như bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm căn cứ theo giá thị trường, quy định cụ thể trường hợp giao đất thông qua đấu giá đấu thầu... thì đương nhiên giá bất động sản cũng sẽ tăng lên."- ông Quê chia sẻ.
Trên thực tế, Nhà nước đã có sự dự phòng bằng các chính sách đảm bảo nhu cầu nhà ở cho người dân thông qua việc chú trọng phát triển phân khúc nhà ở xã hội. Nhìn sang Singapore, quốc gia này đã điều tiết bằng cách để người dân vẫn có thể mua nhà ở xã hội, trong khi giới nhà giàu vẫn có thể mua các biệt thự siêu sang với giá trên trời.
Từ đầu năm 2025, Luật Đất đai mới sẽ có hiệu lực (trừ quy định về hoạt động lấn biển và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp có hiệu lực sớm từ 1/4/2024), khi đó giá đền bù sẽ sát với giá thị trường.
Theo ông Quê, điều này có thể sẽ tác động và khiến một số chủ đầu tư cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để làm dự án ngay trong năm nay. Song, nhìn nhận một cách thẳng thắn thì điều này có lẽ chỉ phù hợp với những doanh nghiệp đang có tiềm lực tài chính dồi dào.
"Với sự thông qua Luật Đất đai, tôi cho rằng năm 2024 sẽ có hai hướng đi trên thị trường. Một là các chủ đầu tư có năng lực, nguồn tiền lớn sẽ tập trung triển khai đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Hai là một số doanh nghiệp sẽ hướng đến M&A dự án. Dự kiến dòng vốn ngoại đổ về Việt Nam trong năm nay để mua bán dự án cũng là rất lớn", chuyên gia này bổ sung.
Cụm công nghiệp (CCN) Phương Trung - "Rộng cửa đón nhà đầu tư"
Ông Nguyễn Đức Bình - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng Liên Việt, Chủ đầu tư dự án Cụm công nghiệp Phương Trung nhận định, sang năm 2024, phân khúc nhà kho xây sẵn hiện đại có thể đón nhận nguồn cung mới đáng kể với các dự án chất lượng cao.
Luôn giữ vững phương châm "Rộng cửa đón nhà đầu tư", nêu cao tinh thần cầu thị, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở, CCN Phương Trung có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giao thông kết nối, hạ tầng đầu tư đồng bộ, hiện đại, sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh vượt trội, hứa hẹn là “Điểm sáng” thu hút các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp trong và ngoài nước.
Hạ tầng hiện đại, đồng bộ tại CCN Phương Trung |
Theo đó, CCN Phương Trung được đầu tư hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện thi công hạ tầng, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, giấy phép môi trường..; sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư vào thuê đất cần diện tích vừa và nhỏ quanh Hà Nội từ tháng 11/2023.
Hiện nay, tại CCN Phương Trung, hệ thống nguồn điện 3 pha được cung cấp liên tục và ổn định từ 2 trạm biến áp: 2x1600kVA – 35(22)/0,4kV. Mạng lưới điện hạ áp được chạy dọc theo các đường giao thông nội bộ trong CCN và chờ đấu nối tới từng lô đất, doanh nghiệp mua điện trực tiếp từ lưới điện hạ áp này thông qua điện lực Thanh Oai… Hệ thống lưới điện sản xuất đã đủ điều kiện bắt đầu đi vào phục vụ sản xuất, tổ chức sản xuất quy mô lớn, đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, hệ thống cấp nước được dẫn đến tận chân hàng rào các lô đất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước sạch cho toàn bộ các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Song song đó, nhà máy xử lý nước thải công suất 310 m3/ngày đêm tại CCN được xây dựng hiện đại kết nối trực tuyến với Sở Tài Nguyên và Môi Trường đáp ứng tất cả các yêu cầu xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp. Chất thải rắn từ các nhà máy sẽ được phân loại, thu gom vận chuyển về bãi tập kết của CCN, sau đó vận chuyển đến các cơ sở tái chế để xử lý.
Với vị trí thuận lợi, kết nối hạ tầng giao thông với sân bay, cảng biển, các trục kinh tế phía Nam sẽ là điều kiện vô cùng lý tưởng cho các nhà đầu tư. Cùng với đó, là hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến hiện đại, các phân khu trong CCN được quy hoạch phù hợp với quy mô, công nghệ của từng ngành công nghiệp, dịch vụ; Hệ thống đường giao thông nội bộ, các tuyến đường kết nối vào các phân khu được thiết kế phù hợp cho các phương tiện di chuyển một cách dễ dàng và thuận tiện với mặt cắt ngang các tuyến đường giao thông nội bộ lên đến 16,5m, CCN Phương Trung được xây dựng theo đúng quy hoạch, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông hàng hóa trong CCN.
CCN Phương Trung có vị trí thuận lợi kết nối với các tuyến giao thông quan trọng |
Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, Hà Nội đang là một trong những thành phố hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, những CCN đã được phê duyệt, hiện đang đưa vào hoạt động và có tiềm năng phát triển gần với trung tâm Thủ đô, hệ thống đường giao thông nội bộ được thiết kế đảm bảo cho các phương tiện di chuyển một cách dễ dàng và thuận tiện như cụm công nghiệp Phương Trung.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Bình, hiện nay, CCN Phương Trung đã hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý và hạ tầng đồng bộ, đủ điều kiện ký hợp đồng bàn giao đất để xây dựng nhà máy sản xuất.
Ngoài ra, để đồng hành và hỗ trợ các nhà đầu tư thứ cấp trong quá trình xây dựng và vận hành các nhà máy trong CCN, Chủ đầu tư đã thành lập Ban quản lý vận hành cụm công nghiệp nhằm hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư thứ cấp các thủ tục pháp lý. Đến thời điểm này, CCN Phương Trung đã có khá nhiều đơn vị nhà đầu tư thứ cấp đến nghiên cứu và đăng ký thuê đất với các ngành nghề như cơ khí, may mặc xuất khẩu, tiểu thủ công nghiệp… hứa hẹn mang lại sự chuyển dịch kinh tế quan trọng cho địa phương trong vùng dự án.
Đầu tư vào KCN và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố nói chung và tại CCN Phương Trung nói riêng là đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, với mục tiêu đạt được chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021-2030 là 10,2%/năm, từng bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. |