A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt: Tầm soát sớm các bệnh không lây nhiễm theo thông điệp 151

Bệnh không lây nhiễm (BKLN) cần thời gian điều trị lâu dài, có những nhóm bệnh không thể chữa khỏi, người bệnh cần xác định phải "sống chung" với bệnh, gây ảnh hưởng đến kinh tế, tâm lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh đó, nếu không được thăm khám thường xuyên, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt tỉ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng báo động ở người trẻ.

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt: Tầm soát sớm các bệnh không lây nhiễm theo thông điệp 151    - Ảnh 1.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng các bệnh không lây nhiễm, trong đó, các yếu tố chính là thói quen hút thuốc lá, thiếu vận động, lạm dụng rượu bia, chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh, ô nhiễm không khí, môi trường... Đối với bệnh tăng huyết áp, 95% không có nguyên nhân cụ thể, phần lớn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, ăn uống, luyện tập của từng người.

Hiện nay, phần lớn người dân trong cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả, gánh nặng bệnh tật và thiệt hại về kinh tế do BKLN mang lại, tỷ lệ người dân chủ động phát hiện sớm bệnh, có đầy đủ kiến thức để phòng ngừa, chăm sóc, theo dõi và tuân thủ phác đồ điều trị còn thấp.

Ông Nguyễn Linh (62 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Vì sức khỏe từ trước đến nay rất tốt nên tôi ít khi đi khám bệnh định kỳ. Khoảng 1 tháng nay, khi thấy nuốt vướng, đau bụng vùng thượng vị, tôi tự mua thuốc để điều trị nhưng các triệu chứng khó chịu kia không đỡ, tôi mới đi khám. Bác sĩ xác định là bị ung thư thực quản, và cho biết, do phát hiện bệnh muộn nên việc điều trị theo phương pháp kết hợp hóa trị và xạ trị đều khó khăn hơn".

Để phòng chống các bệnh không lây nhiễm, chúng ta cần thực hiện tốt việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bằng các biện pháp như: Bỏ thuốc lá, tăng cường vận động thể lực, tích cực tham gia thể dục thể thao, hạn chế rượu bia và có chế độ ăn uống hợp lý…(hạn chế muối, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ xào rán,, nước ngọt, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi…) và đặc biệt là tầm soát sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh.

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt: Tầm soát sớm các bệnh không lây nhiễm theo thông điệp 151    - Ảnh 2.

Tầm soát sức khỏe định kỳ giúp người dân pháp hiện sớm bệnh

Tăng cường công tác khám sàng lọc, tư vấn, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ phòng chống các bệnh không lây nhiễm:

Khuyến khích cộng đồng chủ động khám sàng lọc, tư vấn, kiểm soát các yếu tố nguy cơ để phòng chống các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, gút, cơ xương khớp,... là mục tiêu của hoạt động tầm soát sức khỏe 151 - đây là chương trình với thông điệp nhắc nhớ người dân trong cộng đồng từ 40 tuổi trở lên, 1 năm nên tầm soát sức khỏe ít nhất 1 lần. Tầm soát 151 – 1 năm tầm soát sức khỏe 1 lần, được khởi xướng bởi Davipharm, thành viên của tập đoàn Adamed, có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nhờ đó giúp người dân phát hiện sớm và điều trị các BKLN, thay đổi lối sống để phòng bệnh, giúp giảm biến chứng, giảm tử vong, tăng tuổi thọ, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt: Tầm soát sớm các bệnh không lây nhiễm theo thông điệp 151    - Ảnh 3.

Nhiều người dân được tham gia khám sức khỏe định kỳ miễn phí trong chương trình tầm soát 151 (Nguồn: Chăm sóc sức khỏe Việt)

Hoạt động này nằm trong chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt do Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế và Davipharm phối hợp tổ chức. Không chỉ truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng giúp phòng chống BKLN, trong suốt 3 năm liên tiếp từ 2021-2023, hoạt động tầm soát sức khỏe 151 đã hỗ trợ khám miễn phí, sàng lọc phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm thường gặp: tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn tâm thần (mất ngủ, trầm cảm, lo âu, động kinh), cơ xương khớp, bệnh gút cho hàng ngàn người dân từ 40 tuổi trở lên tại các bệnh viện, phòng khám lớn khu vực Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, giúp người dân ý thức và tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.

Theo thông tin của Bộ Y tế, tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp tử vong thì có 77 người tử vong do các các BKLN. Mặc dù nguy hiểm, nhưng các BKLN có thể được phòng chống hiệu quả thông qua kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Đó là lý do Davipharm (https://davipharm.info/vi/), thành viên của tập đoàn Adamed Pharma S.A- Ba Lan, là nhà sản xuất thuốc trong nước tiên phong trở thành đối tác của Bộ Y tế trong công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, thông qua chương trình hợp tác dài hạn "Chăm Sóc Sức Khỏe Việt" bắt đầu từ năm 2021 và tiếp tục thành công vào các năm 2022-2023. Tìm hiểu thêm về chương trình tại https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN

Nguồn: Chăm sóc sức khỏe Việt.

PV


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...