A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội hỗ trợ hơn 9,2 tỷ đồng cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết cá biệt về hỗ trợ nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân.

HĐND TP. Hà Nội thông qua Nghị quyết cá biệt về hỗ trợ nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân.

HĐND TP. Hà Nội thông qua Nghị quyết cá biệt về hỗ trợ nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân.

HĐND TP. Hà Nội thông qua Nghị quyết cá biệt về mức hỗ trợ

Ngày 22/9, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức kỳ họp 13, kỳ họp chuyên đề, để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, trong đó có các chính sách liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Thành phố và hỗ trợ những nạn do vụ cháy tại địa chỉ số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.

Tại kỳ họp, các đại biểu đã biểu quyết thông qua tờ trình Nghị quyết của HĐND thành phố về hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy. Chính sách này được áp dụng theo Nghị định số 20 của Chính phủ, quy định người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định.

Cụ thể, Hà Nội sẽ hỗ trợ 30 triệu đồng/người với người phải cấp cứu và điều trị tại các cơ sở y tế. Dự kiến, 42 người sẽ hưởng mức hỗ trợ này bằng tiền mặt.

Cùng với đó, thành phố cũng hỗ trợ chi phí cấp cứu và điều trị thực tế cho 50 nạn nhân với mức 50 triệu đồng/người, thông qua hình thức Sở Y tế chi trả các khoản kinh phí điều trị cho cơ sở y tế.

Theo UBND TP. Hà Nội, tòa chung cư mini xảy ra vụ cháy có 45 căn hộ với 146 người cư trú. Sau khi xảy ra hỏa hoạn vào đêm 12/9, toàn bộ người dân sinh sống ở đây không có nơi cư trú. Hỗ trợ tạm cư cho các hộ gia đình với mức 6 triệu đồng/tháng/hộ, thời gian hỗ trợ 6 tháng.

Các cá nhân ở ghép trong một căn hộ hoặc hộ gia đình có một người sẽ có mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng, cũng trong vòng 6 tháng. Hình thức chi trả một lần bằng tiền mặt.

Ngoài ra, sau vụ cháy, nhiều học sinh cư trú tại căn nhà trên cũng không còn quần áo, cặp sách, sách vở, đồ dùng học tập, gia đình rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Hà Nội sẽ hỗ trợ cho 50 học sinh, sinh viên cư trú tại đây với mức 15 triệu đồng/người, tương ứng với học phí và chi phí học tập trong 3 năm, bao gồm cả kinh phí mua cặp sách, đồng phục.

Thành phố cũng thông qua mức hỗ trợ 100 triệu đồng cho một trẻ mồ côi cả cha và mẹ (cháu hiện là học sinh của Trường THCS Khương Đình); hỗ trợ 70 triệu đồng với một trẻ mồ côi mẹ (cháu hiện là học sinh của Trường Tiểu học Khương Đình, có bố đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông). Tiền hỗ trợ sẽ được gửi bằng tiền mặt cho người chăm sóc trẻ.

Với 56 nạn nhân tử vong, Hà Nội sẽ hỗ trợ cho đại diện thân nhân 50 triệu đồng/người; đồng thời hỗ trợ chi phí hỏa táng 10 triệu đồng/người, bao gồm chi phí vận chuyển theo thực tế, cùng các chi phí khác liên quan đến thủ tục gửi thi hài, hỏa táng, tổ chức tang lễ…

Số tiền này sẽ được chi trả trực tiếp cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Tổng kinh phí dự kiến cho toàn bộ nội dung hỗ trợ nêu trên là 9,26 tỷ đồng, lấy từ ngân sách thành phố và ngân sách quận Thanh Xuân.

9 nhóm giải pháp phòng cháy, chữa cháy được thông qua

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về tăng cường công tác PCCC và cứu hộ, cứu nạn (CHCN) trên địa bàn.

Trong Nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn Hà Nội được HĐND Thành phố thông qua có đánh giá kỹ về kết quả, đặc biệt là những hạn chế trong công tác PCCC trên địa bàn Thành phố.

Nghị quyết có phụ lục chi tiết, cụ thể 9 nhóm biện pháp với 32 nhiệm vụ, chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể gắn với tiến độ thời gian từ nay đến cuối năm 2023 và đến năm 2025, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục, xử lý khi sự cố cháy nổ xảy ra đối với các loại hình có nguy cơ cao như nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini), cụm công nghiệp làng nghề, trung tâm thương mại…

Chú trọng đến công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ năng cứu hộ, thoát nạn, trong đó, HĐND Thành phố kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đơn vị và Nhân dân Thủ đô tiếp tục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy nổ, sự cố tai nạn, cùng chung tay với chính quyền Thành phố ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô Hà Nội.

HĐND TP. Hà Nội cũng xem xét một số nội dung quan trọng khác, như: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023, phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của Thành phố cho ý kiến về tác động của việc thực hiện Dự án thành phần 3 (Dự án PPP) thuộc dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, điều chỉnh, bổ sung các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ năm 2023 trên địa bàn Thành phố chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với hai dự án trên địa bàn huyện Sóc Sơn thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố, xem xét về chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm.

Theo Anh Thư/kinhtemoitruong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...