A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tin sáng 14/1: Đánh giá cấp độ dịch COVID-19 sẽ không chú trọng số ca nhiễm; quyết định bất ngờ của TP.HCM vào dịp Tết Nhâm Dần 2022

Hiện tiêu chí đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh dựa trên 3 yếu tố gồm số ca nhiễm cộng đồng; độ bao phủ vaccine và năng lực y tế. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết sẽ điều chỉnh trong thời gian tới.

Đánh giá cấp độ dịch COVID-19 sẽ không chú trọng số ca nhiễm

Hiện tiêu chí đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh dựa trên 3 yếu tố gồm số ca nhiễm cộng đồng; độ bao phủ vaccine và năng lực y tế. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết sẽ điều chỉnh trong thời gian tới.

Bởi hiện việc điều trị ca nhiễm triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại nhà, đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi. Do đó, số ca nhiễm cộng đồng sẽ là những chỉ số cần theo dõi, dự báo diễn biến dịch; thay vì làm căn cứ phân loại cấp độ.

Tiêu chí về tỷ lệ tiêm vaccine cũng sẽ được xem xét, bởi cả nước đã phủ gần xong mũi 2 cho dân số trưởng thành.

Dịch COVID-19 ở Hà Nội

Gần 3.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội đang quá tải

Tin sáng 14/1:  - Ảnh 2.

Phòng Hồi sức 3, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch. Ảnh: Gia Khiêm

Là bệnh viện tuyến cuối điều trị cho bệnh nhân F0 nặng và nguy kịch, những ngày gần đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương luôn trong tình trạng quá tải. Theo ghi nhận của PV Dân Việt, các nhân viên y tế phải làm khối lượng công việc rất lớn từ điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân F0 nặng, nguy kịch.

Trao đổi với PV Dân Việt, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đã chuyển đổi công năng 100% sang điều người bệnh COVID-19 với quy mô 500 giường.

"Hiện cả 500 giường thường xuyên kín bệnh nhân nặng và nguy kịch. Thời gian gần đây, bệnh viện đã quá tải. Trước đây, thứ 7, chủ nhật nhân viên được nghỉ ngơi nhưng giờ vẫn làm việc không nghỉ", ông Cấp thông tin.

Hà Nội ghi nhận 2.969 ca mắc COVID-19 mới, 713 ca cộng đồng, ngày thứ hai liên tiếp sát mốc 3.000 caHà Nội ghi nhận 2.969 ca mắc COVID-19 mới, 713 ca cộng đồng, ngày thứ hai liên tiếp sát mốc 3.000 ca

GiadinhNet - Chỉ chưa đầy 24h, Hà Nội đã ghi nhận 2.969 ca mắc COVID-19 mới trong đó có 713 ca cộng đồng. Đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp, Hà Nội chạm sát mốc 3.000 ca mắc mới mỗi ngày.

Chuyên gia: Hà Nội nên xem xét cho cửa hàng ăn uống tại chỗ được mở lại

Tin sáng 14/1: Đánh giá cấp độ dịch COVID-19 sẽ không chú trọng số ca nhiễm; quyết định bất ngờ của TPHCM vào dịp Tết Nhâm Dần 2022 - Ảnh 4.

Chuyên gia khuyến nghị Hà Nội nên xem xét cho cửa hàng ăn uống được bán tại chỗ trở lại

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, trong bối cảnh hiện nay, địa giới hành chính chia "vùng xanh - vàng - cam - đỏ" không còn tác dụng, bởi chỉ cách nhau vài bước chân, các quận/huyện đã khác cấp độ dịch.

Theo ông Nhung, Hà Nội nên cho phép cửa hàng ăn uống bán tại chỗ trở lại, "không thể đóng cửa mãi được". Điều quan trọng nhất là các hàng quán phải đảm bảo điều kiện an toàn, đặc biệt đeo khẩu trang, giãn cách, sát khuẩn tay, quét mã QR và kiểm tra PC Covid về tiêm vaccine đủ 2 mũi trở lên.

"Ngoài ra, Hà Nội nên có quy định yêu cầu hàng quán kiểm soát, chịu trách nhiệm bằng việc ai đã tiêm đủ liều vaccine mới được vào hàng quán, ai chưa tiêm đủ 2 liều trở lên thì tạm dừng đón tiếp", ông Nhung nói.

Theo ông Nhung, điều tiên quyết trong phòng chống dịch là ý thức chủ động của người dân và năng lực chống dịch chủ động của các xã, phường. Cụ thể phường phải có năng lực kiềm chế số ca mắc mới, khuyến khích người dân khai báo và cách ly bao gồm những người tiếp xúc gần, tự làm xét nghiệm nhanh nếu có nguy cơ hoặc có triệu chứng, hỗ trợ người dân ở theo dõi điều trị tại nhà. Nếu không có đủ điều kiện theo dõi cách ly tại nhà thì được đến trạm y tế lưu động để đảm bảo điều kiện cách ly và quản lý điều trị.

"Chính quyền xã, phường biết chăm sóc người bị nhiễm OVID-19, xác định người có nguy cơ bị lây nhiễm, hướng dẫn để người dân chủ động xét nghiệm, chỉ cần nguy cơ tự mình cách ly, đeo khẩu trang thật tốt thì đó là cách phòng chống dịch bệnh lây lan rất tốt", ông Nhung khuyến cáo.

Đồng thời, chính quyền các xã, phường phải có năng lực về vaccine, đảm bảo toàn bộ những người dễ bị tổn thương (người lớn tuổi, có bệnh nền) được ưu tiên tiêm vaccine. Đi từng ngõ gõ từng nhà, vận động và liên hệ một số bệnh viện Trung ương để người dân tin tưởng đảm bảo an toàn khi tiêm chủng.

"Đã đến lúc Hà Nội nên cho phép cửa hàng ăn uống bán tại chỗ trở lại tại những vùng cam để hoạt động kinh doanh. Hãy đưa ra mô hình cửa hàng an toàn cụ thể rõ ràng để người dân thực hiện", ông Nhung nói.

TP.HCM không bắn pháo hoa dịp Tết Nhâm Dần 2022

Tin sáng 14/1: Đánh giá cấp độ dịch COVID-19 sẽ không chú trọng số ca nhiễm; quyết định bất ngờ của TPHCM vào dịp Tết Nhâm Dần 2022 - Ảnh 5.

TP.HCM sẽ không bắn pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Chiều ngày 13/1, ông Võ Trọng Nam - Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết trên tinh thần thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương và TP.HCM, Tết Âm lịch này, thành phố không tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa.

Theo ông Nam, không bắn pháo hoa dịp Tết Nhâm Dần 2022 nhưng nhiều hoạt động khác vẫn được tổ chức như triển lãm Mừng xuân Nhâm Dần; gặp mặt kiều bào; Hội hoa xuân, chợ hoa Tết; chợ hoa Tết "Trên bến, dưới thuyền"; lễ dâng hương dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh; lễ hội đường sách; đường hoa Nguyễn Huệ; các hoạt động mừng xuân Nhâm Dần - mừng Đảng quang vinh; chương trình biểu diễn nghệ thuật 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; gặp mặt truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; sân khấu hóa kỷ niệm 233 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử.

Ngoài các hoạt động trên, TP.HCM cũng tiếp tục tổ chức trang trí ánh sáng nghệ thuật đường phố trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Đồng Khởi; Lê Duẩn; Nguyễn Huệ; Võ Thị Sáu; Lê Lợi. Khoảng một tuần nữa, các con đường này sẽ hoàn thiện. Do tình hình dịch COVID-19 nên việc trang trí này đang bị trễ tiến độ.

Ngày 13/1: Thêm 16.725 ca COVID-19; Đã có 50 ca nhiễm Omicron tại 9 tỉnh, thànhNgày 13/1: Thêm 16.725 ca COVID-19; Đã có 50 ca nhiễm Omicron tại 9 tỉnh, thành

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 13/1 cho biết cả nước có 16.725 ca mắc COVID-19, Hà Nội vẫn tiếp tục nhiều nhất với gần 3.000 ca. Đến nay, cả nước đã ghi nhận 50 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron tại 9 tỉnh, thành phố

Tiền đạo Tiến Linh mắc COVID-19

Tin sáng 14/1:  - Ảnh 3.

Tiền đạo Tiến Linh vừa cho xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

Được biết, Tiến Linh khi bay ra Hà Nội trong lúc tự giác kiểm tra test nhanh đã phát hiện ra mình dương tính với SARS-CoV-2 và sau đó kiểm tra RT-PCR tại nhà để xác định chính xác. Đến sáng sớm 13/1, kết quả kiểm tra RT-PCR đã xác nhận chân sút của CLB Bình Dương nhiễm COVID-19. Ngay lập tức chân sút quê Hải Dương đã báo đến VFF và HLV Park Hang-seo.

Nam Định dừng các hoạt động lễ hội, vui chơi trong dịp Tết Nhâm Dần

Tin sáng 14/1: Đánh giá cấp độ dịch COVID-19 sẽ không chú trọng số ca nhiễm; quyết định bất ngờ của TPHCM vào dịp Tết Nhâm Dần 2022 - Ảnh 8.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định phải liên tục xuống hiện trường chỉ đạo phong toả, phòng chống dịch (Ảnh: Hoàng Long)

Ông Trần Anh Dũng - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định cho biết, chiều qua, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nam Định đã họp, đưa ra các biện pháp đối phó với diễn biến phức tạp hiện nay của dịch.

"Xác định dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 ẩn chứa rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch, chiều qua (12/1), Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nam Định đã chỉ đạo thực hiện tạm dừng các hoạt động lễ hội, bắn pháo hoa, không tổ chức hội họp không cần thiết, khuyến khích tổ chức cưới hỏi trong phạm vi gia đình và tiếp tục thực hiện các hoạt động du lịch, tham quan, thi đấu thể thao và dịch vụ karaoke, cafe... Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, tự giác phòng, chống dịch, thực hiện 5K, nhất là khai báo y tế, đeo khẩu trang để bảo vệ chính mình, gia đình và cộng đồng".

Cũng theo ông Trần Anh Dũng, Nam Định sẽ thực hiện, kiểm soát chặt chẽ việc người Nam Định từ nơi khác về quê ăn Tết phải khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định.

Đà Nẵng: Hai mẹ con tiểu thương trốn cách ly vùng dịch COVID-19, còn chửi công an

Tin sáng 14/1:  - Ảnh 4.

Bà N. trốn cách ly, ra chợ bán thịt. Ảnh: VĂN TIẾN/Báo Thanh niên

Ngày 13/1, Công an P.Tam Thuận (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) lập biên bản vi phạm hành chính để củng cố hồ sơ xử phạt hai mẹ con tiểu thương không chấp hành cách ly tại khu vực ổ dịch COVID-19.

Trước đó, từ ngày 6/1, trên địa bàn P.Tam Thuận phát hiện ca dương tính với COVID-19 nên ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của phường đã nhanh chóng khoanh vùng, tiến hành truy vết và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm 60 hộ dân tại một kiệt (ngõ, hẻm - PV) trên đường Trần Cao Vân.

Kết quả, ngày 7/1 có 12 ca dương tính trong kiệt này nên UBND P.Tam Thuận ra quyết định lập vùng cách ly y tế 60 hộ và 200 nhân khẩu.

Trong khi người dân đều chấp hành nghiêm quy định cách ly thì bà H.T.M.N (57 tuổi) và con gái là N.T.T (34 tuổi) vẫn đi ra chợ tạm buôn bán thịt, bất chấp quy định của ban chỉ đạo khiến người dân khu vực và những tiểu thương khác tại chợ bức xúc.

Công an P.Tam Thuận đã đến vận động hai mẹ con tiểu thương này quay về chấp hành cách ly để phòng dịch, nhưng bà N. và con gái đã xúc phạm công an phường, hô hào, kêu gọi, kích động mọi người gây sức ép với lực lượng làm nhiệm vụ., báo Thanh niên đưa tin.

Cô gái F0 đặc biệt ở bệnh viện điều trị COVID-19

Tin sáng 14/1: Đánh giá cấp độ dịch COVID-19 sẽ không chú trọng số ca nhiễm; quyết định bất ngờ của TPHCM vào dịp Tết Nhâm Dần 2022 - Ảnh 10.

Cô gái tên Vàng chăm người bệnh F0 ở bệnh viện - Ảnh: T.LŨY/Tuổi trẻ

Ngày 12/1 là ngày đặc biệt đối với cô gái Nguyễn Ngọc Vàng (24 tuổi), ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ - cô và mẹ là F0 cùng được xuất viện.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tân - bác sĩ điều trị khu vực tầng 6 Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - kể những ngày có Vàng ở đây các y tá, điều dưỡng đỡ cực lắm, mà người bệnh cũng được chăm sóc rất tốt.

Những ngày đầu Vàng cũng mệt, phải truyền dịch, không ăn uống gì được, rồi phải chăm mẹ cũng là F0 nặng thở mask túi, trên nền bệnh tai biến... Vậy mà vừa mới khỏe, chăm mẹ xong, cô xắn tay đi hỗ trợ, đút ăn, đút thuốc, thay tã, vệ sinh, giặt đồ... động viên những người bệnh khác ở cùng tầng.

Hỏi về chuyện này, Vàng bình dị nói với PV báo Tuổi trẻ: "Nhìn các cụ thương lắm chị ơi! Không có người thân bên cạnh mà lại mệt không ăn uống được nên nằm thiêm thiếp suốt vậy đó! Mấy anh chị y tá, bác sĩ thì cực quá, em thấy vậy phụ một tay, em coi họ như ba mẹ mình mà chăm sóc vậy thôi chứ không có nghĩ gì!".

Được biết, Vàng ở cùng gia đình ba mẹ chồng, có con nhỏ mới 14 tháng tuổi, chồng làm thợ hồ gia cảnh cũng không khá giả gì. Cả gia đình 6 người gồm ba mẹ, chồng và 2 con nhỏ đều là F0. Không may, mẹ chồng và Vàng phải vào bệnh viện, còn những người khác điều trị tại nhà.

Thanh Hoá quy định phòng, chống dịch COVID-19 đối với người về quê ăn Tết

Theo kế hoạch số 289 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Thanh Hoá, đối với người từ vùng có dịch thuộc cấp độ 1 và cấp độ 2 sẽ không bị cách ly, không bắt buộc xét nghiệm SARS-CoV-2 khi về địa phương.

Kế hoạch trên cũng nêu rõ: Đối với người từ địa bàn có dịch (ở cấp độ 1) khi về địa phương phải khai báo y tế và tuân thủ thông điệp 5K, nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, mất vị giác... phải báo ngay cho cơ quan y tế.

Với người từ địa bàn có dịch (ở cấp độ 2) và người tiếp xúc gần với đối tượng F2 (F3) tự theo dõi sức khỏe 7 ngày kể từ ngày về địa phương (hoặc ngày tiếp xúc, nếu là đối tượng F3) và tuân thủ thông điệp 5K.

Thừa Thiên Huế siết chặt quy định cách ly y tế

Người đến, trở về từ các địa phương ngoại tỉnh có mức độ dịch cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ): Thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú tối thiểu 14 ngày kể từ khi về đến địa phương.

Đối với người tiêm chưa đủ liều vaccine, thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú tối thiểu 7 ngày.

Người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, thực hiện tự theo dõi sức khỏe tối thiểu 7 ngày kể từ khi về đến địa phương và xét nghiệm 2 lần.

Lưu ý quan trọng cho F0 điều trị tại nhà

Tin sáng 14/1:  - Ảnh 5.

Cán bộ y tế kiểm tra SpO2 cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà (Ảnh: Hải Long)

Nước oresol, nước trái cây, đồ ăn phong phú

BS Cấp cho biết, một số bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác, vị giác, thậm chí mất luôn cảm giác đói, khát, dẫn đến ăn uống không đầy đủ rất nguy hiểm.

Với những F0 này, người thân phải luôn nhắc họ ăn uống đầy đủ, ăn các đồ ăn mềm, dễ nuốt, luôn ý thức không ngon miệng cũng phải cố ăn. Bên cạnh đó, tất cả bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà nên bổ sung điện giải bằng nước oresol, các loại nước trái cây như nước cam, nước bưởi, nước dưa hấu...

Bữa ăn của bệnh nhân F0 phải đảm bảo 4 nhóm gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để nâng đỡ cơ thể khỏe mạnh.

Kiểm soát oxy máu, kết nối với y tế cơ sở

Tình trạng thiếu oxy hòa tan trong máu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của bệnh nhân COVID-19. Nhiều trường hợp diễn biến rất nhanh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...