A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Biết tác hại này, bạn sẽ không muốn thức khuya vào ngày nghỉ

Thức khuya và đi ngủ muộn có hại cho sức khỏe, nhưng bạn có biết nó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể đến mức nào không?

 

Thức khuya không chỉ gây hại cho giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và khả năng phán đoán của não bộ. (Ảnh: ITN)

Thức khuya không chỉ gây hại cho giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và khả năng phán đoán của não bộ. (Ảnh: ITN)

Thực tế, thức khuya không chỉ gây hại cho giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và khả năng phán đoán của não bộ, dẫn đến những hậu quả toàn diện.

Sau khi đọc xong những tác hại của việc đi ngủ muộn đối với cơ thể sau đây, bạn hãy cố gắng để bản thân được đi ngủ càng sớm càng tốt.

Ảnh hưởng đến thính giác (ù tai, thậm chí điếc)

Thính giác và giấc ngủ thực sự có liên quan đến nhau. Dây thần kinh thính giác là cặp dây thần kinh sọ thứ tám và các tế bào thính giác cần được phục hồi bằng giấc ngủ.

Thiếu ngủ dễ khiến lượng máu cung cấp cho tai trong không đủ, từ đó gây tổn hại đến thính giác, thậm chí có thể dẫn đến điếc đột ngột do thức khuya lâu, làm việc quá sức và hệ miễn dịch không đủ.

Béo phì

Thức khuya và ngủ không đủ giấc có thể gây ra nhiều thay đổi bất lợi về nội tiết tố. Những thay đổi này sẽ khiến cơ thể tích trữ năng lượng, giảm tốc độ trao đổi chất và tăng cảm giác đói.

Mất trí nhớ

Thức khuya sẽ buộc dây thần kinh giao cảm tiếp tục hoạt động. Nếu dây thần kinh giao cảm vẫn bị kích thích vào ban đêm sẽ khiến bạn bị suy nhược, chóng mặt, giảm trí nhớ và các hiện tượng khác trong ngày.

Da bị tổn thương

Da sẽ bước vào trạng thái bảo dưỡng vào khoảng 10-11 giờ tối. Khi bạn thức khuya lâu ngày, hệ nội tiết và thần kinh sẽ mất cân bằng, khiến da bị khô, đàn hồi, xỉn màu và xuất hiện nhiều triệu chứng như mụn trứng cá, các đốm đen.

Vấn đề về đường tiêu hóa

Các nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới đã phát hiện ra rằng vi khuẩn đường ruột cũng có cái gọi là “đồng hồ sinh học”, nó thay đổi đều đặn suốt ngày đêm.

Thức khuya làm rối loạn nhịp sinh học, vi khuẩn đường ruột và số lượng vi khuẩn sẽ mất cân bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa.

Giảm khả năng miễn dịch

2-neu-thuc-khuya-hon-mot-thang.jpg

Nếu thức khuya hơn một tháng, bạn có thể bị tăng huyết áp, lượng đường trong máu và cảm giác khó chịu ở tim. (Ảnh: ITN)

Kết quả nghiên cứu về miễn dịch học trong 20 năm qua đã chỉ ra rằng ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của hệ miễn dịch.

Nếu bạn thức khuya, ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém, ngày hôm sau bạn sẽ mất tập trung, tính khí trở nên tồi tệ, sức đề kháng thậm chí còn giảm sút, khiến bạn dễ bị cảm lạnh.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Theo nghiên cứu, những người chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày có huyết áp cao hơn nhiều so với những người ngủ 8 tiếng mỗi ngày và do đó dễ mắc các bệnh về tim mạch hơn.

Tăng nguy cơ ung thư

Thức khuya sẽ làm rối loạn cân bằng hormone nội tiết, gây chuyển hóa tế bào bất thường, ảnh hưởng đến sự phân chia bình thường của tế bào con người, có thể dẫn đến đột biến tế bào và làm tăng nguy cơ ung thư.

Bác sĩ Sun Yang, trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện trực thuộc số 1 của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) từng chia sẻ một số kiến ​​thức liên quan thói quen thức khuya.

Sun Yang cho biết, trong hoàn cảnh bình thường, người bình thường ngủ từ bảy đến tám tiếng, nếu ngủ muộn và ngủ ít hơn thời gian này thì gọi là thức khuya.

“Nếu thức khuya hơn một tháng, bạn có thể bị tăng huyết áp, lượng đường trong máu và cảm giác khó chịu ở tim. Nó cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức đề kháng và giảm khả năng miễn dịch”, bác sĩ Sun Yang nói.

Bà cũng đưa ra một ví dụ về các bệnh thường gặp trong cuộc sống, chẳng hạn như viêm họng mãn tính, khó chịu ở đường tiêu hóa và cảm lạnh tái phát, v.v., Chúng đều liên quan đến khả năng miễn dịch thấp.

Ngoài ra, thức khuya còn ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và béo phì ở cả nam và nữ.

Sun Yang nói: “Nếu thức khuya hơn một năm, bạn có thể mắc các bệnh hữu cơ như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, v.v. hoặc thậm chí là khối u, đột tử, v.v. trong những trường hợp nghiêm trọng”.

Khi được hỏi “Làm thế nào để tránh thức khuya?”, bác sĩ Sun Yang khuyến nghị mọi người nên tránh vận động mạnh và ăn uống trước khi đi ngủ.

Để ngủ dễ hơn, bạn có thể ngâm chân, nghe nhạc êm dịu và tránh nhìn vào các thiết bị điện tử như điện thoại di động khi nằm trên giường, điều này giúp bạn chìm vào giấc ngủ sớm nhất.


Nguồn:https://giaoducthoidai.vn/biet-tac-hai-nay-ban-se-khong-muon-thuc-khuya-vao-ngay-nghi-post713449.html Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...