A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mối lo sinh con vào ngày Tam Nương tương sát mùng 3, mùng 7...

Ngày Tam Nương (Nguyệt Kị) là mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng người phương Đông và cả phương Tây đều kiêng kị khi làm những việc lớn, và giờ nhiều người kiêng cả việc sinh con vào ngày Tam Nương vì sợ con mình không may mắn.

Ngày Tam Nương – Nguyệt Kị là ngày gì?

Xưa ở Trung Quốc có 3 phụ nữ "hồng nhan họa thủy" gồm Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự - những người đẹp nghiêng nước, nghiêng thành khiến 3 ông vua bỏ bê việc nước, dẫn đến vương triều sụp đổ. Người đời sau cho rằng ngày sinh và ngày mất của họ là không may mắn, và coi đó là 6 ngày kiêng kị (sau ngày người ta gọi là ngày Tam Nương tương sát) để tránh làm các việc - nhất là những việc đại sự, xuất hành, khai trương...

Sinh con vào ngày Tam Nương - Nguyệt Kị có sao không? - Ảnh 1.

Ngày nay đã có những người kiêng cả việc sinh con vào ngày Tam Nương. Ảnh minh họa

Cho nên cứ vào ngày này của tháng âm lịch mọi người đều sợ phạm Tam Nương, không làm những việc lớn như khai trương động thổ, cưới hỏi nhập trạch… vì sợ xui xẻo.

Các nước phương Tây cũng có những ngày kiêng trùng vào những ngày Tam nương, nhưng họ gọi là những ngày Nguyệt kị.

Nhưng theo giải thích của người xưa thì trái đất tự quay quanh mình và mặt trăng quay quanh trái đất. Cứ khoảng 2 ngày rưỡi, mặt trăng sẽ di chuyển qua một "vùng trời" mới - lúc này các dòng năng lượng dao động ảnh hưởng tới toàn bộ sự sống trên trái đất.

Kỳ trăng non hàng tháng là thời điểm năng lượng trong vũ trụ tràn đầy nhất để mọi người khởi sự những việc trọng đại như làm ăn, ký kết hợp đồng. Khi trăng non di chuyển qua trăng lưỡi liềm (khoảng ngày mùng 3 âm lịch) và trăng thượng huyền (ngày 7 âm lịch) là 2 thời điểm giao thời – nửa tối nửa sáng, nên làm việc hay bị lỡ dở.

Kỳ trăng khuyết diễn ra từ 8-13 âm lịch - là lúc cần tập trung hành động để giải quyết vấn đề.

Kỳ trăng ngày 13 đen đủi là giai đoạn chuyển từ bán nguyệt sang trăng tròn (từ 14 – 18 âm lịch), là những ngày tốt để gặt hái thành quả sau một thời gian dài.

Thời điểm chuyển giao vào ngày 18 từ trăng tròn sang trăng khuyết - là lúc năng lượng bấp bênh, gây nên xung động lớn cho vạn vật.

Ngày 22 là lúc năng lượng suy yếu dần khi chuyển giao sang một cung hoàng đạo mới.

Kỳ trăng tàn diễn ra từ ngày 27 là lúc con người có giác quan thứ 6 mạnh nhất.

Nhưng vì sao chỉ có 3 người đẹp mà lại có những 6 ngày kiêng - đã có giải thích khác có vẻ hợp lý hơn khi cho đó là những ngày sinh và ngày mất của họ. Vì vậy mỗi tháng đều có 6 ngày Tam nương – được coi là ngày xấu, tới tận ngày nay dân chúng vẫn tránh ngày Tam Nương, kiêng kị những khởi sự quan trọng như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, động thổ…

Dù chỉ là quan niệm dân gian nhưng nhiều gia đình vẫn nghe theo khi làm chuyện đại sự vì "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Việc chọn ngày tốt, tránh ngày xấu mà dân gian kiêng kỵ là có cơ sở khoa học nhất định, vì những ngày xấu Tam nương – Nguyệt kỵ vào đầu tháng-giữa tháng và cuối tháng Âm Lịch là do tác hại của mặt trăng gây ra. Ngoài ra còn có những tác hại khác của bức xạ mặt trời – bão mặt trời, của nhịp sinh học bất lợi làm cho sức khỏe con người suy giảm, mệt mỏi, đầu óc kém minh mẫn v..v.. thì chắc chắn là "Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì!".

Sinh con vào ngày Tam Nương - Nguyệt Kị có sao không? - Ảnh 4.

Kiêng kị sinh con ngày Tam Nương chỉ là quan niệm dân gian, khoa học chưa có giải thích. Ảnh minh họa

Sinh con vào ngày Tam Nương - Mguyệt kị có sao không?

Ngày nay quan niệm này vẫn được một số người áp dụng. Khi khởi sự quan trọng như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, động thổ… gặp phải ngày này hầu như đều phải tránh, hoặc không nên làm gì để đón lành tránh dữ? Họ kiêng xuất hành xa, không tranh biện, đánh lộn… vì có những luồng năng lượng tiêu cực vô cùng mạnh, khiến cho chúng ta trở nên mất kiểm soát đối với bản thân, dân gian không lý giải được và gọi đó là bị "ma đưa lối, quỷ dẫn đường".

Còn có tránh "quan hệ" vì các trường khí xấu, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe; Ngày Tam Nương không tốt cho khai trương, cưới hỏi, động thổ, sửa chữa nhà cửa, chuyển nhà… đặc biệt việc cưới hỏi thì càng là đại kị.

Đặc biệt theo dân gian lưu truyền, các ngày mùng 7, mùng 8, ngày 22, 23 âm lịch theo quan niệm dân gian, ngày này có sự thay đổi trường tương đối lớn giữa trái đất, mặt trời và mặt trăng. Ngày mùng 7, mùng 8 âm khí cực nặng. Ngày 22, 23 dương khí cũng cao ngất. Do đó mà nam giới sinh ngày 22, 23 và nữ giới sinh ngày mùng 7,8 có nhiều khả năng mắc những căn bệnh khó chữa.

Tuy tất cả chỉ là quan niệm đúc rút từ dân gian, khoa học chưa thể giải thích cho sự bí ẩn này, nhưng nhiều cha mẹ trẻ vẫn lo lắng khi sinh con đúng vào ngày tam nương, đi hỏi hết người này đến người khác việc "sinh con vào ngày nguyệt kỵ có sao không, có phải hóa giải gì không?

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", tuy những điều kiêng kỵ và ngày Tam Nương trên đây không có minh chứng về khoa học, song nhiều người vẫn giữ quan niệm tránh làm những điều này để phòng xui xẻo. Việc kiêng hay không kiêng, tránh hay không tránh ngày Tam Nương là tùy vào tâm linh tín ngưỡng của mỗi người, "đức năng thắng số", và theo luật nhân quả thì sống tốt thì ắt được hưởng phúc lành.

Phương Tây có câu: "Nhân cách, tính cách quyết định số phận chứ không phải nhân tướng hay "số má" gì cả!".

Các mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi người lương thiện, tử tế, sống có đạo đức, không làm hại ai… thì chắc chắn bạn sẽ được trời ban ơn mà có cuộc sống yên bình, thuận lợi.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...