A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai hiệu quả công tác văn hoá - văn nghệ năm 2024

Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 131-HD/BTGTW ngày 29/12/2023 về công tác văn hóa - văn nghệ năm 2024. Trong đó, yêu cầu các hoạt động văn hóa - văn nghệ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của Dân tộc và điều kiện thực tiễn của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu, xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ.

Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu, xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ.

Theo đó, Hướng dẫn số 131-HD/BTGTW được ban hành nhằm giúp các địa phương, cơ quan, đơn vị xác định các nhiệm vụ trọng tâm của công tác văn hóa - văn nghệ triển khai trong năm 2024. Từ đó, xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, tạo khí thế mới, động lực mới tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

Thông qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ, góp phần tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của Dân tộc; hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong giai đoạn mới; giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phát huy cao độ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu, các hoạt động văn hóa - văn nghệ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của Dân tộc và điều kiện thực tiễn của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Trong đó, đối với nội dung triển khai công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu, các cấp ủy đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và các văn bản của Đảng về công tác văn hóa - văn nghệ, nhất là các nội dung và giải pháp mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; nghiên cứu hình thức tổ chức Hội nghị văn hóa cấp tỉnh, thành phố hoặc cách thức khác phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị. Chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết của đảng bộ các cấp về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa, văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Tham gia góp ý, hoàn thiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới, chú trọng các nội dung để xây dựng và phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

Cùng với đó, chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền nội dung Kế hoạch số 390-KH/BTGTW ngày 15/11/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025); tăng cường tối đa các tuyến tin, bài; tổ chức xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, chương trình; đăng, phát thường xuyên, liên tục với nội dung, hình thức phong phú, sinh động, đa dạng, chất lượng và hiện đại, phản ánh đậm nét về những giá trị văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của Dân tộc. Phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan báo chí trong nhiệm vụ xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Đồng thời, chú trọng việc phát hiện, tôn vinh, nhân rộng các giá trị nhân văn, biểu dương các tấm gương điển hình trong việc thực hiện hiệu quả nội dung xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới; kịp thời phê phán những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đẩy mạnh việc tiếp tục bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết