A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thanh Hóa: Hành trình vượt thời gian, phát huy bản sắc văn hóa

Nằm ở miền Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ và các di tích lịch sử mà còn là mảnh đất đậm đà bản sắc văn hóa. Trên hành trình phát triển hiện đại, Thanh Hóa đã và đang nỗ lực giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa quý báu ấy góp phần tạo nên sự phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa dân tộc.

Di sản văn hóa đậm đà bản sắc Thanh Hóa

Thanh Hóa là vùng đất có nhiều di sản văn hóa phong phú, từ những di tích lịch sử như Thành Nhà Hồ (Thạch Thành) - di sản văn hóa thế giới, khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), đến các di sản phi vật thể như lễ hội Pồn Pôông, cồng chiêng, hát ru (Ngọc Lặc), trò Xuân Phả (Thọ Xuân), Ngũ trò Viên Khê (Đông Sơn), chèo (Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc, Quảng Xương).

Những nét văn hóa độc đáo này không chỉ phản ánh chiều dài lịch sử của vùng đất mà còn thể hiện tâm hồn, bản lĩnh của con người Thanh Hóa qua bao thăng trầm.

thanh hoa hanh trinh vuot thoi gian phat huy ban sac van hoa hinh 1

Thành Nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới

Thành Nhà Hồ với kiến trúc đá đồ sộ, là một trong những công trình có ý nghĩa đặc biệt, minh chứng cho sự sáng tạo và kỹ năng của người xưa. Được xây dựng từ thế kỷ XIV, Thành Nhà Hồ không chỉ là điểm đến thu hút du khách mà còn là biểu tượng của lòng kiên cường và ý chí độc lập của người dân Thanh Hóa. Đây là một trong những di sản văn hóa quan trọng mà tỉnh đang chú trọng bảo tồn và quảng bá.

Ngoài ra, Khu di tích Lam Kinh cũng là một điểm nhấn văn hóa đặc biệt của tỉnh Thanh Hoá. Là nơi thờ các vua Lê và các tướng lĩnh trung thành, Lam Kinh là dấu ấn của thời kỳ lịch sử vàng son trong thời Hậu Lê.

Hàng năm, lễ hội Lam Kinh được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao các vua chúa nhà Lê, thu hút hàng ngàn người tham dự. Lễ hội không chỉ là nơi gặp gỡ của người dân Thanh Hóa mà còn là dịp để du khách hiểu thêm về văn hóa và truyền thống của vùng đất này.

thanh hoa hanh trinh vuot thoi gian phat huy ban sac van hoa hinh 2

Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Một trong những cách Thanh Hóa gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa là thông qua các lễ hội truyền thống. Các lễ hội này không chỉ là dịp để tưởng nhớ cội nguồn mà còn giúp người dân gắn bó với nhau, phát triển lòng tự hào dân tộc.

Ngoài ra, lễ hội của các làng nghề cũng được tổ chức thường xuyên, giúp du khách có cái nhìn toàn diện về những nghề truyền thống như làng nghề đan lát, làm đồ gốm, chế tác đá mỹ nghệ. Đây là cách mà Thanh Hóa vừa bảo tồn các làng nghề cổ truyền, vừa tạo ra nguồn sinh kế cho người dân địa phương.

Gìn giữ và phát triển nghệ thuật dân gian

Thanh Hóa nổi tiếng với nhiều loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc như: hò sông Mã, hát chèo, múa xòe. Đây là những loại hình nghệ thuật không chỉ là “món ăn tinh thần” mà còn phản ánh văn hóa lao động và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

thanh hoa hanh trinh vuot thoi gian phat huy ban sac van hoa hinh 3

Hát xẩm đã được trao truyền, sáng tạo để ngày một hoàn thiện hơn cả về đặc trưng thể loại lẫn giá trị văn hóa, nghệ thuật

Trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá với các dân tộc thiểu số từ bao đời họ đã sáng tạo nên các loại hình dân ca đặc sắc. Đồng bào Thái (hát khặp), Mường (hát xường, đang, bọ mẹng...), Mông (hát gầu), Dao (hát phả dung), hát Tơm - dân ca Khơ Mú, hát Chậm đò ho - dân tộc Thổ.

Để bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về văn hóa. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg, ngày 17/11/2008 lấy ngày 19/4 hằng năm làm “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh càng được chú trọng triển khai.

 

 

Trong đó, công tác bảo tồn và phát huy các di tích, văn hóa trọng điểm; tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch được quan tâm thực hiện thường xuyên.

thanh hoa hanh trinh vuot thoi gian phat huy ban sac van hoa hinh 4

Lễ hội Mường Khô (Bá Thước) thể hiện nét đẹp trong đời sống tình cảm, tâm linh của đồng bào dân tộc Mường ở vùng cao xứ Thanh

Điều này đã được minh chứng qua việc ngày càng nhiều di tích được phục dựng, bảo vệ; nhiều loại hình văn hóa truyền thống được phục dựng. Và hơn thế là nhiều di sản được vinh danh, vươn tầm quốc gia. Có được kết quả đó là sự chung tay của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hoá cũng chú trọng phát triển các chương trình nghệ thuật dân gian như: hát chèo, múa xòe trong các sự kiện văn hóa lớn. Những điệu múa, lời ca từ lâu đã là biểu tượng cho tâm hồn của người dân Thanh Hóa, là cầu nối để người dân nơi đây gắn kết và bảo tồn giá trị truyền thống của quê hương.

Du lịch văn hóa - Cánh cửa đưa văn hóa Thanh Hóa ra thế giới

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, Thanh Hóa đã chú trọng phát triển du lịch văn hóa, đưa những giá trị độc đáo của vùng đất này đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước. Các di sản văn hóa, di tích lịch sử như Thành Nhà Hồ, Lam Kinh hay các làng nghề truyền thống đều được khai thác, phát triển thành các điểm du lịch giúp du khách có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của tỉnh.

thanh hoa hanh trinh vuot thoi gian phat huy ban sac van hoa hinh 5

Làng nghề đúc đồng Trà Đông (Thiệu Hoá)

Cụ thể, Thành Nhà Hồ được tổ chức nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm lịch sử, giúp du khách tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc cổ của Việt Nam. Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức các tour du lịch văn hóa tại làng nghề truyền thống, giúp du khách tự tay làm các sản phẩm thủ công như đồ gốm, đan lát. Đây là cách Thanh Hóa vừa bảo tồn các nghề truyền thống, vừa mang lại giá trị kinh tế, đồng thời quảng bá văn hóa địa phương.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thanh Hóa trong việc bảo tồn văn hóa là giáo dục cho thế hệ trẻ. Tỉnh đã triển khai nhiều chương trình giáo dục văn hóa dân tộc trong trường học, từ việc đưa các điệu múa, bài hát truyền thống vào giảng dạy, đến việc mời các nghệ nhân chia sẻ kinh nghiệm và truyền dạy trực tiếp cho học sinh.

thanh hoa hanh trinh vuot thoi gian phat huy ban sac van hoa hinh 6

Trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Thái tại Lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa) thu hút và hấp dẫn nhiều du khách

Tại các trường học, học sinh được khuyến khích tham gia các hoạt động tìm hiểu về lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương. Các cuộc thi về lịch sử Thanh Hóa, các buổi ngoại khóa tham quan di tích, làng nghề truyền thống đã giúp thế hệ trẻ ý thức sâu sắc hơn về việc giữ gìn, phát huy bản sắc quê hương.

Trên hành trình hội nhập và phát triển, Thanh Hóa vẫn không ngừng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Từ các di sản văn hóa, lễ hội, nghệ thuật dân gian, cho đến du lịch văn hóa và giáo dục cho thế hệ trẻ, Thanh Hóa đang từng bước khẳng định vị thế của mình, trở thành điểm đến văn hóa đặc sắc của cả nước.

Hành trình ấy không chỉ làm đẹp thêm bức tranh văn hóa của tỉnh mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định vai trò của Thanh Hóa trong sự nghiệp gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam.

Hà Anh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...