A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tin sáng 27/3: Virus gây COVID-19 làm tổn thương tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đời sống tình dục; phố cổ Hội An "hồi sinh" đông nghịt khách du lịch

Tại khoa nam học Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), trung bình mỗi ngày có khoảng 5 bệnh nhân nam sau khỏi COVID-19 đến khám và than phiền vì bị rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng việc có con. Những hình ảnh đông đúc của phố cổ Hội An đã làm "nao lòng" đông đảo người dân mưu sinh nhờ nghề du lịch.

Phố cổ Hội An "hồi sinh" đông nghịt khách du lịch

Phố cổ Hội An hồi sinh đông nghịt khách du lịch, những cô lái đò mừng hét lớn: Mừng quá có miếng ăn rồi con ơi! - Ảnh 5.

Khu đi đò thăm quan sông Hoài đông nghịt khách

Phố cổ Hội An hồi sinh đông nghịt khách du lịch, những cô lái đò mừng hét lớn: Mừng quá có miếng ăn rồi con ơi! - Ảnh 6.

Đây là cảnh tượng đã hơn 2 năm rồi người ta mới thấy

Sau 2 năm du lịch gần như bị đóng băng, Hội An (Quảng Nam) có thể nói là một trong những địa điểm chịu thiệt hại "nặng nề" nhất. Gần như đông đảo những hộ kinh doanh bên trong phố cổ cho đến những người mưu sinh hàng rong ven đường, lái đò ven sông Hoài... đều luôn trong cảnh mong ngóng khách du lịch. Đã có những trường hợp vì không gồng mình chịu lỗ thêm nữa nên phải trả mặt bằng, tạm ngưng kinh doanh. Một số khác thì may mắn trụ lại, tiếp tục công việc với hy vọng một ngày nào đó Hội An sẽ "hồi sinh"...

Và đúng thật là ngày đó đã tới rồi! Theo ghi nhận của nhóm phóng viên vào tối Thứ 6, đúng vào thời điểm cuối tuần, đông đảo khách du lịch từ Đà Nẵng và khắp mọi miền tổ quốc đã đổ về ăn chơi, thăm quan - ăn uống tại phố cổ. Có thể nói rất lâu rồi, người Hội An mới lại thấy nhiều khách du lịch đến vậy.

Lợi ích của tiêm vaccine ngừa COVID-19 khi mang thai

Tin sáng 27/3: Virus gây COVID-19 làm tổn thương tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đời sống tình dục; phố cổ Hội An "hồi sinh" đông nghịt khách du lịch - Ảnh 5.

Khám thai sản tại Bệnh viện Hùng Vương TP HCM (ảnh minh họa). Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Chị Trần Thị T., 29 tuổi, ở xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang bị ho, sổ mũi, nên mua que thử test COVID-19 tại nhà, phát hiện có 2 vạch nên vội đến bác sĩ khám. Vậy bà mẹ mang thai mắc COVID-19 có nguy hiểm?

Hệ thống miễn dịch của phụ nữ trong thai kỳ thay đổi theo hướng bất lợi, như suy giảm tế bào lympho T, một loài tế bào chỉ huy chống lại nhiễm trùng, giảm sản xuất các chất trung gian điều hòa miễn dịch như cytokine, làm tăng khả năng nhiễm nhiều mầm bệnh, kể cả sự bộc phát của các dạng tiềm ẩn. Các bà mẹ mang thai dễ bị lây và dễ mắc bệnh nặng hơn khi mắc COVID-19, có nguy cơ sinh non (sinh con trước khi đủ 37 tuần). Tuy nhiên, điều đáng mừng là SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cho mẹ, mà không gây dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác cho em bé.

Làm thế nào để giữ cho bà mẹ mang thai và em bé an toàn? Đó là tiêm vắc-xin khi mẹ mang thai trên 13 tuần. Lợi ích của vaccine COVID-19 lớn hơn bất kỳ rủi ro nào đã biết hoặc tiềm ẩn của vắc-xin trong khi mang thai. Vaccine COVID-19 được khuyến cáo cho những người đang mang thai, cho con bú, cố gắng mang thai hoặc có thể mang thai trong tương lai.

Hiện tại, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vaccine COVID-19 gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản ở phụ nữ hoặc nam giới. Có thể có tác dụng phụ nhẹ sau khi tiêm vaccine, đặc biệt là sau mũi tiêm thứ 2 của vaccine 2 liều như Pfizer và Moderna.

Virus gây COVID-19 làm tổn thương tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đời sống tình dục

Tin sáng 27/3: Virus gây COVID-19 làm tổn thương tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đời sống tình dục; phố cổ Hội An "hồi sinh" đông nghịt khách du lịch - Ảnh 7.

Một nam bệnh nhân thăm khám tại chuyên khoa nam học Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thông tin trên được TS.BS Mai Bá Tiến Dũng - trưởng khoa nam học Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) - chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sáng 26-3. Theo đó, qua khai thác, các bác sĩ nhận thấy những bệnh nhân trên đều từng nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và trung bình, chưa ghi nhận bệnh nặng từng thở máy hay thở oxy.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm, tại bệnh viện, các bệnh nhân được khám tư vấn đánh giá các than phiền về rối loạn tình dục, thực hiện các xét nghiệm đánh giá nội tiết sinh sản và điều trị tùy theo thương tổn sinh bệnh học (nội tiết, mạch máu, tâm lý...) của người bệnh.

Đồng thời, bác sĩ cũng tư vấn cho người bệnh về những tác động do hậu COVID-19 đến toàn thân và sức khỏe nam giới, trong đó vô sinh nam là một vấn đề cần được đánh giá.

TS Thân Mạnh Hùng - phó trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (Hà Nội) - chia sẻ: "Tôi không thuộc chuyên khoa nam học nhưng trong quá trình làm việc tôi nghe nhiều nam bệnh nhân than phiền rằng bản thân bị rối loạn cương dương, giảm nhu cầu sinh lý sau nhiễm COVID-19.

Tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo nghiên cứu về vấn đề này nhưng thực tế ghi nhận có mối liên hệ giữa COVID-19 và sức khỏe sinh sản nam giới suy giảm".

TS Hùng dẫn một số bài nghiên cứu nước ngoài nổi tiếng (năm 2021) liên quan về vấn đề này. Trong đó có nêu tỉ lệ rối loạn cương dương ở nhóm sau khi nhiễm COVID-19 là 28% so với 9,4% ở nhóm không nhiễm COVID-19. Nồng độ testosterone toàn phần ở ngưỡng gợi ý suy giảm sinh dục được quan sát thấy ở 55% bệnh nhân.

Một số bài báo cũng nêu ra tỉ lệ giảm nồng độ testosterone chiếm khoảng 24%, và điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu sinh lý.

"Cần lưu ý rằng việc giảm nồng độ testosterone có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý nam giới, chứ không phải sẽ ảnh hưởng 100%. Và việc giảm testosterone này chưa có bằng chứng dẫn đến mệt mỏi hay các biểu hiện khác", TS Hùng nhấn mạnh.

Theo BS Phan Chí Thành - chánh văn phòng Trung tâm đào tạo, Bệnh viện Phụ sản trung ương (Hà Nội) - cho hay COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và đời sống tình dục của các cặp đôi. Trên toàn thế giới, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dịch bệnh đã ảnh hưởng tới đời sống tình dục của cả nam và nữ.

Đối với nam giới, nhiều bằng chứng đã tìm thấy virus COVID-19 gây tổn thương tại tinh hoàn của nam giới bị nhiễm COVID-19. Chất lượng tinh trùng cũng giảm đáng kể ở những bệnh nhân sau nhiễm COVID-19.

Bên cạnh đó, giãn cách xã hội, kết hợp áp lực bệnh tật và kinh tế đời sống xã hội gây ra stress căng thẳng kéo dài. Nếu không được giải tỏa, gây giảm ham muốn hứng thú tình dục ở cả nam và nữ. Có nhiều bằng chứng về rối loạn cương dương ở nam giới trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Trẻ mất ngủ, giật mình khóc đêm sau COVID-19

Bé N.T.H - 12 tuổi, Phú Thọ được bố mẹ đưa tới khám vì rối loạn giấc ngủ. Theo người nhà của bé N. khoảng 10 ngày nay từ khi bị COVID-19 trẻ hay tỉnh dậy giữa đêm, gặp các cơn ác mộng, la hét khi ngủ.

Sau khi hỏi bệnh và thăm khám làm thêm các cận lâm sàng. Bác sĩ thấy nổi bật lên ở trẻ là tình trạng rối loạn lo âu. Trên nền một tích cách nhút nhát, dễ lo lắng khi mắc COVID-19 đứa trẻ giống như giọt nước tràn ly làm các vấn đề của con bùng nổ. Bác sĩ đã tư vấn điều trị cho bé H. để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống và học tập của bé.

Trường hợp của bé V.Đ.L. 5 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cũng tương tự. Bố mẹ của bé cho con đi kiểm tra vì sau khi mắc COVID-19, bé L. thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ. Trong khi trước đó bé hoàn toàn không có biểu hiện này, bé sẽ ngủ 1 mạch tới sáng.

Trong giai đoạn COVID-19, bé L. bị sốt cao 2 ngày và kèm theo tiêu chảy. Mẹ của L. cho biết từ khi mắc COVID-19 thấy con hay giật mình khi ngủ, bé chới với quơ quơ tay, thậm chí bé giật mình ngồi dậy khóc thét. Mẹ của bé lo lắng con có thể ảnh hưởng tới thần kinh.

Không chỉ ban đêm, buổi trưa bé L. ở nhà ngủ với ông bà cũng vậy. Khi quan sát bé ngủ, ông bà theo dõi có tình trạng ngủ không sâu giấc, hay giật mình và bật dậy khóc lớn bất ngờ, ngủ trưa chỉ 30 phút – 1 tiếng và dễ thức giấc.

Hà Nội hoàn thành mũi 3 vaccine COVID-19 vào 31/3

Tin sáng 27/3: Phố cổ Hội An "hồi sinh" đông nghịt khách du lịch - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Hiện nay, tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 của Hà Nội đạt khoảng 85%, vì thế lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế đôn đốc các địa phương rà soát các trường hợp chưa tiêm để hoàn thành tiến độ trong thời gian sớm nhất.

Do số ca mắc F0 trên thực tế vẫn cao, nên Sở Y tế đề nghị các địa phương tập trung vào các mục tiêu cốt lõi như kiểm soát chuyển tầng, tỷ lệ tử vong, chuyển nặng; đảm bảo số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống.

Tại phiên họp giao ban trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo chống dịch của Hà Nội với các địa phương, đại diện lãnh đạo các quận, huyện cho biết sẽ cơ bản hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 3 bổ sung cho người dân trên địa bàn vào ngày 31/3.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết