A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sức khỏe cộng đồng: Nguy hiểm ngộ độc thực phẩm do hóa chất

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trung bình một năm, đơn vị chẩn đoán và điều trị khoảng 4.000 bệnh nhân ngộ độc, trong đó ngộ độc thực phẩm chiếm khoảng 10-20%.

Vì sức khỏe cộng đồng: Nguy hiểm ngộ độc thực phẩm do hóa chất

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm, trong đó nguyên nhân ngộ độc do bị nhiễm các hóa chất trong quá trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến như hóa chất bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản rất nguy hiểm.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các hóa chất độc hay gây ngộ độc thực phẩm là nhóm thuốc bảo vệ thực vật dùng để diệt sâu bọ, nấm mốc; nhóm phospho hữu cơ, còn gọi là lân hữu cơ như diazinon, dichlorovos, wofatox, monnitor dipterex, parathion được phun cho loại rau thu hoạch nhanh; nhóm thuốc clor hữu cơ cực độc: DDT, 666, lindan, clodan, heptachlor, nerei stoxin tồn dư trong đất rất nhiều năm; nhóm thuốc bảo quản thực phẩm: Hàn the, formol... Khi thực phẩm bị nhiễm hóa chất với nồng độ quá mức cho phép sẽ gây ra ngộ độc, nguy hiểm cho cơ thể; không chỉ là những triệu chứng ngộ độc cấp tính do các cơ quan bị tổn thương như dạ dày, ruột, mà còn có khả năng tích lũy, tồn lưu hóa chất trong cơ thể gây độc hại cho tế bào, gây biến đổi gen và gây ung thư. Dấu hiệu rõ ràng nhất của ngộ độc thực phẩm do hóa chất là đau đầu, đau họng, buồn nôn, co giật hoặc hôn mê. Đối với các loại hóa chất tác dụng chậm, nạn nhân sẽ bị ho, đau vùng thượng vị, chảy máu cam, phát ban. Đối với các loại hóa chất nặng sẽ khiến nạn nhân khó thở hoặc thở gấp, thiếu ô xy, giảm nhịp tim, suy hô hấp. Trẻ em sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn ý thức, la khóc, co giật hoặc ngủ li bì, ngừng thở từng cơn. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người nhiễm độc sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do hóa chất, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân nên lựa chọn mua thực phẩm trong các siêu thị lớn, có dấu nhãn kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Rau quả mua về phải rửa nước nhiều lần, gọt vỏ kỹ, không nên ăn rau sống. Không dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu. Không dùng thực phẩm, nước uống đựng trong các thùng chứa là vỏ đựng hóa chất.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...