A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tin sáng 4/4: Không cấm các dịch vụ nguy cơ: Quy định 5K còn phù hợp?; sự thật về các sản phẩm "thải độc, lọc phổi"; ăn theo hậu COVID-19

Với việc cho phép hoạt động trở lại các dịch vụ như karaoke, spa, massage, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ khiêu vũ, rạp chiếu phim, sân vận động…, nhiều ý kiến cho rằng cần thay đổi và linh hoạt hơn trong việc thực hiện quy định 5K.

Không cấm các dịch vụ nguy cơ: Quy định 5K còn phù hợp?

Tin sáng 4/4: Không cấm các dịch vụ nguy cơ: Quy định 5K còn phù hợp?;  - Ảnh 2.

Việc giữ khoảng cách trong bối cảnh mở cửa các hoạt động giải trí rất khó thực hiện - Ảnh minh hoạ

Từ ngày 15/3 vừa qua, Việt Nam mở cửa lại du lịch đón khách quốc tế, theo đó, hàng loạt các dịch vụ khác cũng được hoạt động trở lại. Thời gian qua, nhiều hoạt động từng bị đánh giá là "có nguy cơ" lây lan dịch COVID-19 như như karaoke, spa, massage, vũ trường, quán bar, rạp chiếu phim, sân vận động… đã được phép hoạt động trở lại.

Tại TP HCM, từ ngày 10/1, UBND TP HCM cho phép các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại sau thời gian dài đóng cửa.

Còn tại Hà Nội, dù chưa cho karaoke, spa, massage… hoạt động trở lại, song các hoạt động, dịch vụ khác cũng đã được mở cửa bình thường. Nhiều tháng nay, số ca mắc ở Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước nhưng Hà Nội luôn khẳng định dịch đang được kiểm soát và có xu hướng giảm dần trong những ngày qua.

Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh chống dịch "cởi mở" như hiện nay cùng với việc mở cửa lại du lịch đón khách quốc tế, hàng loạt các dịch vụ khác theo đó cũng được hoạt động trở lại thì cần thay đổi trong việc thực hiện quy định 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung đông người và khai báo y tế) được Bộ Y tế đề ra từ tháng 8-2021.

Theo PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, việc giữ khoảng cách và không tập trung đông người tuy không còn phù hợp với phương án "thích ứng, an toàn, linh hoạt" như hiện nay nhưng vẫn nên được khuyến cáo.

PGS Nga cũng cho biết hiện nay đã không còn xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không đeo khẩu trang hay tụ tập đông người, vì còn tùy vào tình hình thực tế. Tuy nhiên, việc khuyến cáo vẫn nên thực hiện. "Biến chủng mới rất dễ lây lan, chưa thể xem COVID-19 là bệnh lưu hành thông thường thì tuân thủ được nội dung khuyến cáo nào ta cứ nên thực hiện"- ông Nga nói.

Trong khi đó, theo phân tích của một chuyên gia dịch tễ, cần linh hoạt trong việc ứng dụng 5K. Chuyên gia này phân tích hiện COVID-19 là bệnh lây theo đường hô hấp với hình thức lây vẫn là giọt bắn, nguy cơ cao là tiếp xúc gần, môi trường kín, đông người và quy định 5K là các biện pháp dự phòng cá nhân rất hiệu quả. Do vậy, khẩu trang và khử khuẩn là 2 "K" rất quan trọng và cần thiết.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ chỗ nào, lúc nào cũng phải thực hiện hết các quy định 5K. Ví dụ như khi ăn uống thì không thể mang khẩu trang, nhưng vẫn có thể khử khuẩn và giữ khoảng cách an toàn.

Trong bối cảnh hiện nay, việc tụ tập đông người và giữ khoảng cách an toàn có thể khó thực hiện bởi học sinh đã trở lại trường, người dân đã đi làm bình thường trở lại và tham gia các hoạt động xã hội và giải trí tương đối bình thường, dù vậy, vẫn cần áp dụng linh hoạt 5K, nhất là khẩu trang và khử khuẩn bàn tay.

Theo chuyên gia này, tại Hà Nội và một số địa phương, số ca mắc COVID-19 tuy đang cao nhưng với việc xác định sống chung với dịch, mọi người cần có ý thức trong việc giữ gìn sức khỏe cho mình và người xung quanh. Người dân nếu có vấn đề về sức khỏe, nghi ngờ mình mắc COVID-19, đang là F0 hoặc mới tiếp xúc với ca bệnh thì cần tự giác phòng bệnh.

Ngoài ra, với việc nới lỏng các dịch vụ, nhiều ý kiến cũng cho rằng người dân và chính quyền cũng không nên chủ quan mà cần tăng cường kiểm soát rủi ro.

"Tới đây, có thể Hà Nội sẽ cho phép mở lại các dịch vụ như karaoke, spa, massage… nhưng chủ cơ sở và người sử dụng dịch vụ vẫn cần tuân thủ các quy định phòng dịch theo quy định của Bộ Y tế. Chẳng hạn đơn vị kinh doanh karaoke có thể bố trí phòng cách ly riêng khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh và yêu cầu sát khuẩn tay khi sử dụng dịch vụ; nhân viên thực hiện khử khuẩn trước và sau khi có khách đến hát karaoke... Đối với người tham gia dịch vụ cần tiêm phòng vắc-xin đủ liều, không cung cấp dịch vụ cho người đang có triệu chứng mắc COVID-19 (ho, sốt)…"- một chuyên gia lưu ý.

Nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, việc thực hiện 5K phải linh hoạt trong từng hoạt động có tính chất riêng biệt của mỗi ngành, nghề, mỗi cơ quan, mỗi đơn vị, mỗi công ty, xí nghiệp, nhà máy, mỗi trường lớp...

Tùy tình huống cụ thể mà ưu tiên áp dụng "K" phù hợp nhất, các "K" còn lại bổ sung cho nhau, với mục tiêu là làm giảm sự lây nhiễm trong cộng đồng.

Ngày 3/4: Số mắc COVID-19 mới giảm mạnh còn 50.730 ca; 2 tỉnh bổ sung hơn 51.000 F0Ngày 3/4: Số mắc COVID-19 mới giảm mạnh còn 50.730 ca; 2 tỉnh bổ sung hơn 51.000 F0

Bản tin dịch COVID-19 ngày 3/4 của Bộ Y tế cho biết số mắc mới COVID-19 giảm mạnh, xuống còn 50.730 ca tại 61 tỉnh, thành; Trong ngày Thái Bình và Bắc Giang bổ sung 51.316 F0; Số ca khỏi là 74.600 nhiều hơn 24.000 so với số mắc mới.

Sự thật về các sản phẩm 'thải độc, lọc phổi' ăn theo hậu COVID-19

Tin sáng 4/4: Không cấm các dịch vụ nguy cơ: Quy định 5K còn phù hợp?; sự thật về các sản phẩm 'thải độc, lọc phổi' ăn theo hậu COVID-19 - Ảnh 4.

Người bệnh có thể khám hậu COVID-19 tại các bệnh viện thay vì tự mua thuốc trôi nổi.

Đó là những lời quảng cáo đánh vào tâm lý lo sợ của người dân về hậu COVID-19. Mỗi sản phẩm được rao bán thấp nhất cũng ở mức 400.000 đồng/hộp (đắt hơn một hộp thuốc kháng virus điều trị COVID-19), nhưng nhiều người sẵn sàng mua về.

Một số người bán hàng còn quảng cáo có loại thuốc thải độc toàn bộ nội tạng bao gồm "da, phổi, gan, thận, ruột" với thành phần là nước rau củ.

Hầu hết, thuốc/thực phẩm chức năng dạng này có nhãn tiếng Nhật, Hàn Quốc hoặc được giới thiệu là hàng từ Australia, Mỹ…

"Tôi khỏi COVID-19 khoảng 1 tháng rồi nhưng vẫn còn ho, nghe nhiều người bị xơ phổi, sẹo phổi nên cũng sợ. Nếu khám ở bệnh viện thì phải chờ và chụp chiếu, nên tôi mua tạm thuốc này uống, biết đâu có kết quả nhanh hơn", chị Vân Anh (33 tuổi, TP.HCM) nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, hiện không có thuốc nào là thuốc thanh lọc, thải độc phổi, cũng không có thuốc phòng ngừa hay đặc trị hậu COVID-19.

Ông đã nhiều lần cảnh báo về hiện tượng "ăn theo" hậu COVID-19 để trục lợi khiến người bệnh tốn kém, hoang mang.

"Người ta dễ bị hoảng loạn khi nghe thông tin liên quan đến phổi. Phần lớn người bệnh có thể tập luyện để phục hồi, trường hợp cần giải quyết các di chứng hay phục hồi chức năng là những bệnh nhân COVID-19 nặng, phải nằm hồi sức hoặc giai đoạn vắc xin chưa bao phủ", bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Vũ Đình Ân, Phó giám đốc Trung tâm điều trị COVID-19, Bệnh viện Quân y 175 cũng khẳng định, hoàn toàn không có thuốc thải độc phổi hậu COVID-19. "Nhiều người còn cho rằng uống thuốc vào để thải xác virus ra. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm", bác sĩ Ân nói.

Thực tế, trong khoảng 5 ngày đầu mắc COVID-19, người bệnh uống thuốc kháng virus để ngăn sự nhân lên của virus và đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Sau thời gian này, cơ thể đã sản sinh kháng thể đẩy tất cả virus ra ngoài. Những F0 đã khỏi bệnh (test nhanh hoặc PCR âm tính) có nghĩa là cơ thể không còn sự hiện diện của SARS-Cov-2.

"Vì vậy, không có thuốc gì gọi là thải độc phổi ở đây", ông nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Ân, Trung tâm điều trị COVID-19, Bệnh viện Quân y 175 đã phải tiếp nhận nhiều "cựu F0" tự uống thuốc không rõ nguồn gốc dẫn đến suy thận cấp, tổn thương gan. Ông lo ngại, thuốc trôi nổi sẽ khiến người dân mua thêm bệnh tật vào người, thậm chí đánh đổi tính mạng nếu ngộ độc thuốc mức độ nặng.

Trong khi đó, nhiều "cựu F0" cũng tìm đến thuốc đông y để phục hồi cơ thể sau thời gian mắc bệnh và có những hiệu quả nhất định. Tiến sĩ, bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết, trong số hơn 8.000 cựu F0 đến Viện thăm khám thời gian qua, trên 50% có triệu chứng ho, mất ngủ, nóng bứt rứt, rụng tóc...

Theo y học cổ truyền, người bị hậu COVID-19 sẽ có sự phân chia triệu chứng thuộc các thể hàn, thể nhiệt hay suy nhược… Do đó, người bệnh bắt buộc phải được bác sĩ khám, xác định đang mắc bệnh ở thể nào và kê đơn bốc thuốc phù hợp.

Trường hợp người bệnh mua thuốc y học cổ truyền dạng viên, hoặc được người thân ở nước ngoài gửi về, cần mang đến bác sĩ để được tư vấn. Nếu sử dụng nhầm thể bệnh, thuốc không có tác dụng mà còn ảnh hưởng đến gan, thận. Thậm chí hai loại thuốc (đông-tây y) nếu sử dụng tùy tiện, có thể phản ứng với nhau tạo thành… thuốc độc.

"Khi đó, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho sức khỏe của bệnh nhân?", bác sĩ Lan nói.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu sau ít nhất 4 tuần khỏi COVID-19, người bệnh vẫn còn các triệu chứng ho, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc... có thể đến khám tại các bệnh viện có khoa Hậu COVID-19 hoặc chuyên khoa tương ứng với triệu chứng.

"Quan trọng hơn, sau khi nhiễm COVID-19, người bệnh cần tăng cường đề kháng bằng ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ, không dùng rượu bia và đồ uống có cồn, phơi nắng trong khoảng 7h30 đến 9h sáng", bác sĩ Ân nói thêm.

Hà Nội đốc thúc "chốt" giá xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà

Tin sáng 4/4: Không cấm các dịch vụ nguy cơ: Quy định 5K còn phù hợp?; sự thật về các sản phẩm 'thải độc, lọc phổi' ăn theo hậu COVID-19 - Ảnh 5.

Dù đã cho phép F0 đủ điều kiện được điều trị, cách ly tại nhà từ nhiều tháng nay nhưng Hà Nội vẫn chưa "chốt" được giá dịch vụ khi phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải có nguy cơ lây nhiễm (Ảnh minh họa: Thành Trung)

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường quản lý chất thải đối với các trường hợp mắc COVID-19 (F0) quản lý tại nhà.

Trong văn bản này, UBND TP Hà Nội thúc giục Sở Tài chính khẩn trương phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét thẩm duyệt giá dịch vụ về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm (Sars-CoV-2) theo chỉ của UBND thành phố, báo cáo trong tháng 4. Việc thẩm duyệt sẽ căn cứ vào hồ sơ giá dịch vụ về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm (Sars-CoV-2) của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco).

Đồng thời, thành phố yêu cầu Urenco khẩn trương phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan hoàn thành việc xây dựng giá dịch vụ xử lý chất thải F0 được cách ly, điều trị tại nhà theo nội dung đã chỉ đạo vào hồi cuối tháng 1 vừa qua.

TP.HCM còn hơn 3.000 người trên 65 tuổi, có bệnh nền chưa tiêm vaccine COVID-19

Tin sáng 4/4: Không cấm các dịch vụ nguy cơ: Quy định 5K còn phù hợp?; sự thật về các sản phẩm 'thải độc, lọc phổi' ăn theo hậu COVID-19 - Ảnh 6.

Tiêm vaccine tại nhà phòng ngừa COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ cao - Ảnh: HCDC

Sau chiến dịch 'đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng', TP.HCM đã tiếp cận được 4.299 người thuộc nhóm nguy cơ cao chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Ban chỉ đạo các phường, xã vận động, thuyết phục và đã tiêm cho 1.261 người.

Như vậy, tại TP.HCM vẫn còn hơn 3.000 người trên 65 tuổi, có bệnh nền nhưng chưa tiêm vaccine COVID-19.

Theo Sở Y tế TP.HCM, trước đó, từ ngày 8-3 đến 31-3, TP.HCM đã triển khai đợt cao điểm của chiến dịch "Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" nhằm tập trung nguồn lực và chủ động chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ cao (người trên 65 tuổi kèm bệnh nền), góp phần giảm thấp hơn nữa tỉ lệ tử vong do COVID-19.

Trọng tâm của đợt cao điểm lần này là cập nhật danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao để can thiệp hỗ trợ, kết quả đã phát hiện thêm 164.053 người đang sinh sống trên địa bàn TP thuộc nhóm nguy cơ cao cần được chăm sóc và quản lý.

Tính từ lúc triển khai chiến dịch đến nay, từ ngày 8-12-2021 đến 31-3-2022, TP đã phát hiện 440.497 người thuộc nhóm nguy cơ cao và đã lập danh sách và chăm sóc, quản lý. Trong đó, đã xét nghiệm cho 344.907 người nguy cơ cao và phát hiện 5.953 trường hợp dương tính với COVID-19.

Qua đó, 48% người thuộc nhóm nguy cơ cao đã được cấp phát thuốc từ Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ, các trường hợp còn lại đã được bác sĩ kê đơn và mua thuốc kháng virus tại các nhà thuốc.

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 5.287 người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, hiện còn 570 người đang cách ly điều trị và 96 trường hợp đang điều trị tại các bệnh viện.

Rối loạn tâm thần tăng nhanh sau dịch COVID-19: Dấu hiệu cần khám sớm

Tin sáng 4/4: Không cấm các dịch vụ nguy cơ: Quy định 5K còn phù hợp?; sự thật về các sản phẩm 'thải độc, lọc phổi' ăn theo hậu COVID-19 - Ảnh 7.

Mất ngủ, ảnh minh hoạ

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cho biết, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần là vấn đề đã được nói đến và cảnh báo.

Thời gần đây bác sĩ tiếp nhận rất nhiều trường hợp rối loạn trầm cảm. Đa phần các trường hợp bệnh nhân phải nhà quá lâu, môi trường sống đột ngột thay đổi, mất việc làm, áp lực cuộc sống... đã khiến cho không ít người dẫn đến trầm cảm.

Mới đây, PGS.TS. BS Hồng Thu tiếp nhận trường hợp của nữ bệnh nhân tại Hà Nội (20 tuổi) bị rối loạn trầm cảm lo âu khá nghiêm trọng tới khám.

Bệnh nhân tâm sự sau khi mắc Covid-19 đã khỏi luôn cảm thấy chán nản, bi quan tiêu cực, mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần, không có động lực, dễ nổi nóng, nói lời khó nghe với người khác dù bản thân không có ý đó.

Hiện nay, rất nhiều người có vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần nhưng không hề hay biết, đi khám nhiều nơi, chụp chiếu và xét nghiệm nhiều thứ, uống nhiều loại thuốc nhưng không khỏi bệnh. Đến khi phát hiện ra vấn đề mình gặp phải thì đã quá muộn, thậm chí là gây ra hậu quả.

Để điều trị trầm cảm, điều quan trọng nhất chính là từ phía người bệnh. Người bệnh phải chấp nhận mình đang có bệnh và phải tuân thủ điều trị cùng bác sĩ.

Bác sĩ Hồng Thu khuyến cáo: "Dù trong bối cảnh dịch bệnh hay không, người dân khi xuất hiện các triệu chứng như mất ngủ, lo âu, bồn chồn, mất phương hướng, kèm theo đó là một số vấn đề như" đau mỏi cơ, ợ hơi, trào ngược, nhói tim…cần nghĩ ngay đến bệnh lý tâm thần và đi khám sớm".

Bác sĩ Thu cho hay, COVID-19 ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của tất cả mọi người, vì vậy khi có một vài biểu hiện nên đi khám. Ví dụ, một vài chức năng như: ăn uống, ngủ, nghỉ… không còn được bình thường, như:

- Khó ngủ, ngủ không tốt, dễ gặp ác mộng, ngủ hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi…

- Trạng thái hay gặp nhất đó là mệt mỏi mãn tính, cơ thể không có năng lượng, không có động lực làm việc, không có năng lượng làm gì.

- Cảm xúc thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước đây, không kiểm soát được cảm xúc của mình.

- Trạng thái thứ 4 cũng rất hay gặp là sự lo lắng thái quá, suy nghĩ quá nhiều, mất tập trung dẫn tới không làm được việc gì.

F0 khỏi bệnh sau bao lâu thì có thể hiến máu?

Tin sáng 4/4: Không cấm các dịch vụ nguy cơ: Quy định 5K còn phù hợp?; sự thật về các sản phẩm 'thải độc, lọc phổi' ăn theo hậu COVID-19 - Ảnh 8.

(Ảnh minh họa)

Sau tiêm phòng vaccine COVID-19, nếu sức khỏe ổn định thì có thể hiến máu sau 7 ngày với các loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt; sau 1 tháng với các loại vaccine sống giảm độc lực hoặc không nhớ chính xác loại vaccine đã được tiêm và sau 6 tháng với người tham gia thử nghiệm vaccine. Những người đã mắc Covid-19 khỏi thì sau 10 ngày có thể hiến máu được.

Các trường hợp mắc COVID-19 (F0) có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ thời điểm đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: âm tính với virus SARS-CoV-2 (phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và không còn một hoặc nhiều triệu chứng (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy…).

Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA cũng k

Những việc người dân cần làm để được cấp hộ chiếu vaccine

Ngày 30/3, Bộ Y tế đã thực hiện cấp "Hộ chiếu vaccine" cho hơn 1.000 đối tượng tiêm tại Bệnh viện Bạch Mai, trong tuần tới, sẽ thực hiện cấp "Hộ chiếu vaccine" cho người dân.

Trả lời câu hỏi của người dân về việc đã tiêm vaccine phòng COVID-19 nhưng hiện vẫn chưa có thông tin trên hệ thống, ông Hùng cho hay: "Người dân cần gửi phản ánh lên hệ thống tiêm chủng quốc gia để được cập nhật dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm chủng để được cập nhật. Nếu không có dữ liệu trên hệ thống, sẽ không được cấp hộ chiếu vaccine".

Nếu mất giấy xác nhận tiêm chủng nhưng trên hệ thống đã được cập nhật thông tin thì không ảnh hưởng gì đến việc cấp hộ chiếu vaccine. Vì vậy người dân không cần làm thủ tục gì để được cấp hộ chiếu vaccine.

Ông Hùng thông tin thêm, Bộ Y tế hiện đang phối hợp với các đơn vị xây dựng trang thông tin cho phép người dân tra cứu hộ chiếu vaccine và sẽ công bố trong tuần tới. Người dân có thể in ra giấy để sử dụng. Như vậy những người không sử dụng điện thoại thông minh vẫn có thể được cấp hộ chiếu vaccine.

Bên cạnh đó các cơ sở tiêm chủng sẽ có trách nhiệm ký chứng nhận các mũi tiêm do cơ sở thực hiện tiêm. Cục Y tế dự phòng thực hiện ký số tập trung gộp các mũi tiêm và người dân sẽ nhận được mã QR mà không phải làm gì thêm. Do đó người dân không cần lo lắng về việc đã tiêm 3 mũi vaccine phòng COVID-19, đã được cập nhật đầy đủ trên hệ thống tiêm chủng quốc gia, nhưng do 2 cơ sở tiêm chủng khác nhau thì có được cấp hộ chiếu vaccine hay không.

Hiện nay còn khoảng gần 80 triệu mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 sai thông tin về căn cước công dân hoặc chưa được nhập lên hệ thống, mới đây Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố đề nghị chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với công an tỉnh để rà soát, xác minh và nhập bổ sung các thông tin.

Qua rà soát, kiểm tra hiện nay việc này các tỉnh chưa thực hiện xong, do vậy những người dân sai thông tin sẽ không cấp được hộ chiếu vaccine. Hệ thống chỉ cấp hộ chiếu vaccine cho những người dân được xác thực thông tin đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...