Những lưu ý về ẩm thực dưỡng sinh trong tiết khí Thu Phân để cơ thể luôn khỏe mạnh
Để cơ thể luôn khỏe mạnh, trong tiết Thu Phân mọi người cần lưu ý về ẩm thực dưỡng sinh dưới đây. Bởi trong tiết Thu Phân, khí khô bắt đầu bốc cao, sinh ra cảm giác háo nóng, chân tay nứt nẻ, phổi khí bị tổn hại.
Trong tiết Thu Phân, khí khô bắt đầu bốc cao, sinh ra cảm giác háo nóng, chân tay nứt nẻ, phổi khí bị tổn hại. Nguyên tắc dưỡng sinh trong tiết Thu Phân chủ yếu là cân bằng âm dương, chống lại hàn khí, đề phòng khô háo.
Theo đó, cần bổ sung nhiều các thực phẩm có tính mát, bình kết hợp với thực phẩm ấm, nóng để giữ cho cơ thể luôn hài hòa, không bị khí khô xâm chiếm, cũng không bị khí âm hàn lạnh chiếm đóng.
Các phương pháp dưỡng sinh trong Thu Phân cụ thể như sau:
- Chú trọng dưỡng âm:
Trong "Hoàng Đế nội kinh" – cuốn sách kinh điển của Đông y có nói, "Thu Đông dưỡng âm". Vào tiết Thu Phân, cần chú trọng bồi dưỡng phần âm trong cơ thể. Thu táo dễ làm tổn thương phổi, phổi âm chưa đủ, thể chất biến hư, thở khò khè, người mắc chứng ho mãn tính có xu thế tăng nhiều. Vậy nên "dưỡng âm" như thế nào? Có thể dùng các dược liệu tư âm nấu nước uống, như sa sâm, mạch đông, bách hợp…, có công hiệu tư âm dưỡng phế. Mặt khác, bởi vì phổi chủ da, lông nên phương pháp này cũng giúp trị da khô.
Sau tiết Thu Phân, nhiệt độ dần dần chuyển mát, người bệnh tật lâu dài, người già và trẻ em phải chú ý tránh gió lạnh, dựa vào thời tiết mặc thêm quần áo.
- Tránh dùng đảng sâm, hoàng kỳ:
Ẩm thực mùa Thu nên lấy thanh đạm làm chủ, như món canh xương củ cải xanh – đỏ (có thể cho thêm la hán quả và hạnh nhân) giúp thanh nhiệt giải độc, phòng ngừa táo tà xâm nhập. Tuy nhiên, chớ tùy tiện bồi bổ, không nên uống canh đảng sâm, hoàng kỳ… Vì mùa Thu mát mẻ thuộc cuối Hè về Thu, nếu nhiễm phong hàn, cảm cúm mà bồi bổ quá sớm sẽ ngoại cảm tồn nội, ảnh hưởng đến chức năng can phế làm tăng độ khó của việc chữa bệnh.
- Âm Dương ngũ hành chủ thâu:
Trong cơ thể con người, "thâu" có ý chỉ dương khí trong cơ thể sẽ dần dần thu liễm vào trong khi thời tiết lạnh đi. Vào mùa này nên cố gắng dậy sớm, buổi tối tốt nhất đi ngủ trước 10 giờ, đến sáng khi Mặt trời lên liền rời giường. Ngủ sớm để thuận theo âm tinh cất giữ, dùng dưỡng "thâu" khí. Dậy sớm nhằm thuận theo dương khí từ từ mạnh lên, khiến phế khí giãn ra. Bởi vậy, tốt nhất nên thu dương khí lại vào mùa thu để tránh dương khí bị tản ra bên ngoài, khi đến mùa Đông, thân thể người sẽ xuất hiện suy nhược.
- Âm dương điều hòa sinh sôi không ngừng:
Đại danh y Hoa Đà viết trong "Trung tàng kinh" rằng, cơ thể con người cũng giống như thiên nhiên, bất kể trong cơ thể âm khí quá thịnh hay là dương khí quá thịnh đều sẽ sinh ta bệnh tật. Muốn khỏe mạnh, âm dương điều hòa là việc quan trọng vô cùng.
3 điều cần duy trì giữ âm dương trong cơ thể cân bằng
- Đầu tiên, chúng ta phải chú ý hàn nhiệt cân bằng. Hàn sẽ tổn thương dương, nhiệt sẽ tổn thương âm, do đó nếu chúng ta không thể duy trì hàn nhiệt cân bằng thì sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
- Thứ hai chính là phải duy trì khí huyết cân đối. Bởi vì khí thuộc về dương, huyết thuộc về âm, nên phải duy trì khí huyết cân bằng.
- Thứ ba là phải chú ý táo thấp cân đối, tức là cân bằng tân dịch. Dịch chính là chất lỏng, huyết dịch. Bởi vì 70% cơ thể con người là nước, duy trì tân dịch cân đối, cũng là duy trì âm dương cân bằng.
Nếu âm cân bằng, dương khí kín kẽ vững chắc thì cơ thể tự nhiên khỏe mạnh, tinh thần tốt lên, cái này gọi là "Âm bình dương bí, tinh thần nãi chí".
Âm dương nếu mất cân bằng, bệnh tật liền bộc phát. Âm dương mất cân bằng nhẹ thì cơ thể sẽ có chút không khỏe, nặng hơn thì sẽ sinh bệnh, mà mất cân bằng nghiêm trọng thì thân thể chắc chắn mắc bệnh nặng.
Các bệnh thông thường, có tỉ lệ phát bệnh cao như cao huyết áp, bệnh động mạch vành, tiểu đường… đều có liên quan mật thiết tới âm dương mất cân bằng. Nếu âm dương phân tách, vỡ ra, như vậy sinh mạng liền kết thúc.
- Ăn ít chua cay, tăng cường nhuận táo:
Cuốn "Ẩm thực chính yếu" viết: Mùa Thu khí táo, nên ăn khi trời nhá nhem tối để nhuận táo. Do đó nên ăn những món ít chua, ít cay, ăn nhiều thực phẩm nhuận táo như hạt vừng. Mặt khác, cũng có thể dùng một lượng vừa phải thức ăn chua để trợ giúp tiêu hóa.
- Tăng cường vitamin vào khẩu phần ăn:
Thu Phân rất thích hợp ăn các loại rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như súp lơ, cà rốt, xà lách, bí đỏ, củ cải, mộc nhĩ, củ từ, khoai lang...
Nên ăn thịt vịt, thịt dê – những loại thịt có hàm lượng protein cao nhưng lượng mỡ thấp, tính ấm, giúp cơ thể chống lại âm khí ngày một tăng mạnh trong môi trường
- Ăn cua bể:
Vào mùa này, cua ghẹ thường béo ngậy, cho nên mọi người chớ quên thưởng thức món hải sản này để bồi bổ cốt tủy và thanh nhiệt cơ thể.
- Ăn rau dền dại:
Ở các vùng miền Nam Trung Quốc hiện vẫn duy trì một phong tục phổ biến mỗi khi bước vào mùa thu là người dân thường đi hái là dền hoang (Qiucai), loại cây mọc tự để nấu canh hoặc làm món súp để làm sạch ruột gan, nội tạng phòng tránh bệnh tật giúp cho thân thể khỏe mạnh.
- Thưởng thức các loại quả, hạt:
Vào tiết Thu Phân, các loại quả và hạt như ô liu, lê, đu đủ, hạt dẻ, đậu đỗ và hầu hết các loại cây đều bước vào giai đoạn tích trữ nhiều chất bổ dưỡng nhất. Đây cũng chính là thời điểm để thu hái và sử dụng những loại hạt quả này để thưởng thức.
- Món ăn dưỡng sinh tiết khí Thu Phân:
Nên: thực vật có tính chua, ngọt để nhuận phế lợi tim, dưỡng âm thanh nhiệt, thực phẩm có tính ấm, nhạt, tươi mới, ngó sen, thịt vịt, lê, hồng, cam, mộc nhĩ, bách hợp, ngân nhĩ, vừng, hạch đào, gạo nếp, mật ong, chế phẩm từ sữa.
Không nên: Thực vật lạnh, đồ ăn quá lạnh, quá nhạt, quá dính.
Món ăn dưỡng sinh: tôm nõn xào măng, cháo mộc nhĩ, ngó sen gạo nếp, cua viên, gà hầm hạt dẻ.