A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cựu giám đốc IMF chứng minh xu hướng phi đô la hóa

Nhà kinh tế học người Brazil, cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Paulo Batista nhận định Mỹ dùng đồng bạc xanh và IMF làm công cụ chính trị.

Cựu Giám đốc IMF gọi Mỹ coi đồng bạc xanh và IMF như các công cụ phục vụ chính trị.
Cựu Giám đốc IMF gọi Mỹ coi đồng bạc xanh và IMF như các công cụ phục vụ chính trị.

Trong một phỏng vấn với đài RT của Nga, cựu Giám đốc IMF từ năm 2007 - 2015, ông Paulo Batista đã đưa ra các nhận định về đồng bạc xanh của Mỹ, được coi là một vũ khí chính trị.

Theo đó, ông Paulo Nogueira Batista cho rằng, đồng đô la Mỹ đã trở thành một loại tiền tệ nguy hiểm.

"Đồng đô la là một loại tiền tệ nguy hiểm, hãy xem điều gì đã xảy ra với dự trữ của Nga” - ông Batista ám chỉ đến thực tế là khoảng 300 tỷ đô la tài sản có chủ quyền của Moscow được nắm giữ tại các khu vực pháp lý của phương Tây, hiện đã bị đóng băng.

Nhà kinh tế học người Brazil nhấn mạnh rằng, niềm tin vào đồng bạc xanh như một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu đã liên tục suy giảm khi ngày càng nhiều quốc gia tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Cựu giám đốc điều hành IMF nhấn mạnh rằng, Mỹ “là kẻ thù chính của đồng đô la” vì nước này ngày càng biến đồng tiền quốc gia của mình thành vũ khí.

Chính điều đó buộc ngày càng nhiều quốc gia phải “tìm kiếm các giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính phương Tây”.

Ông Batista thừa nhận rằng đồng đô la vẫn sẽ là “một loại tiền tệ rất quan trọng”. Nhưng ông cũng nhấn mạnh việc sử dụng đồng đô la như một vũ khí chống lại các quốc gia bị coi là thù địch với phương Tây chắc chắn sẽ làm giảm niềm tin vào đồng tiền này.

Ông Paulo Batista cũng đề cập đến các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với "các quốc gia bị coi là thù địch với phương Tây" và vai trò của IMF.

Ông cho rằng, IMF đã không hoạt động như một tổ chức đa phương mà đúng hơn là "một công cụ chính trị chủ yếu của phương Tây và Mỹ".

Để ví dụ cho nhận định này, ông Batista đã chỉ ra rằng "Ukraine đã được nhận khoản vay khổng lồ mà không có chương trình tài chính hay chương trình kinh tế vững chắc nào".

Trong khi đó, các quốc gia có chính sách không phù hợp với phương Tây sẽ không được tiếp cận quỹ này, ví dụ như Serbia.

Xu hướng phi đô la hóa đang được đẩy mạnh, dẫn đầu là Nga và Trung Quốc với nền tảng là hệ thống BRICS.

Đại diện Nga tại IMF Alexei Mozhin, trước đó đã kêu gọi các thành viên BRICS chuẩn bị cho khả năng đồng đô la Mỹ sụp đổ.

Ông đề xuất rằng khối này có thể phát triển một giải pháp thay thế dựa trên rổ tiền tệ của năm quốc gia chủ chốt: đồng real của Brazil, đồng rúp của Nga, đồng rupee của Ấn Độ, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng rand của Nam Phi.

Quan chức Nga khi đó không đi vào chi tiết về loại tiền mới này, cũng như không nhắc đến vai trò của vàng trong cấu trúc tiền tệ tương lai. Mặc dù vậy, việc sử dụng vàng để làm nền tảng cho giải pháp thay thế cho đồng đô la đã được bàn luận từ lâu.

Đáng chú ý, BRICS đã vượt qua nhóm các quốc gia phát triển G7 về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2022 và về sức mua tương đương vào năm 2018, với dự báo sẽ chiếm hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2030. Khối này đã tiến tới gia tăng gấp đôi tư cách thành viên vào năm ngoái, trở thành BRICS+.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...