A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát hiện hai thành phố cực hiếm bị lãng quên có niên đại 1.324 năm

Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra hai thành phố đáng kinh ngạc có niên đại 1.324 năm bị lãng quên, bỏ hoang trên Con đường tơ lụa cổ đại.

Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra hai thành phố cực hiếm bị lãng quên có niên đại 1.324 năm.
Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra hai thành phố cực hiếm bị lãng quên có niên đại 1.324 năm.

Được thành lập vào đầu thời trung cổ ở đông nam Uzbekistan, các nhà khảo cổ học cho biết khám phá gần đây của họ sẽ thay đổi hiểu biết về mạng lưới thương mại cổ đại trải dài từ châu Âu đến Trung Quốc.

Được biết đến là nơi trao đổi hàng hóa và ý tưởng giữa phương Đông và phương Tây, các tuyến đường thương mại từ lâu được cho là đã kết nối các thành phố vùng đất thấp.

Hai khu định cư kiên cố bị lãng quên từ lâu, được mô tả là "cực kỳ hiếm", đã được tìm thấy bằng công nghệ cảm biến từ xa được gọi là lidar, sử dụng ánh sáng phản chiếu để tạo ra bản đồ 3D của môi trường.

khao-co-2-2361-6252.jpg

Các trung tâm thời trung cổ được phát hiện ở dãy núi Pamir.

Các trung tâm thời trung cổ, được gọi là Tugunbulak và Tashbulak, đã được phát hiện ở dãy núi Pamir. Những thành phố trên núi này nằm ở độ cao từ 2.000 đến 2.200 mét so với mực nước biển - có độ cao tương tự như Machu Picchu.

Ngày nay, chỉ có 3% dân số thế giới sống ở độ cao trên mức này. Lhasa ở Tây Tạng và Cusco ở Peru là một trong số ít ví dụ hiếm hoi.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, Tugunbulak và thành phố nhỏ hơn Tashbulak là những khu định cư nhộn nhịp từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 11, trong thời Trung cổ khi một triều đại Turkic hùng mạnh kiểm soát khu vực này.

Tugunbulak có thể là nơi sinh sống của hàng chục nghìn người, khiến nơi đây trở thành một trong những thành phố lớn nhất ở Trung Á và là đối thủ của Samarkand, trung tâm thương mại nổi tiếng nằm cách đó hơn 100km.

Tashbulak nhỏ hơn mười lần và có thể chỉ có vài nghìn cư dân. Nơi đây có tàn tích của một nghĩa trang Hồi giáo thời kỳ đầu với khoảng 400 ngôi mộ.

"Lịch sử của Trung Á hiện đang thay đổi với phát hiện này", nhà khảo cổ học Farhod Maksudov, người dẫn đầu cuộc khám phá cùng với Michael Frachetti, một nhà khảo cổ học tại Đại học Washington, cho biết.

"Chúng tôi đã thực sự bị choáng ngợp khi phát hiện ra Tugunbulak. Điều này thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử của nền kinh tế chính trị thời trung cổ đầu tiên của Con đường tơ lụa”, ông Maksudov nói thêm.

khao-co-3-2417-7538.jpg

Nhóm nghiên cứu tin Tugunbulak và thành phố nhỏ hơn, Tashbulak, từng là những khu định cư đông đúc.

Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature, và các chuyên gia đã ca ngợi tầm quan trọng của nó trong việc làm nổi bật lối sống của các cộng đồng du mục.

Peter Frankopan, giáo sư lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford và là tác giả của Cuốn sách: The Silk Roads: A New History of the World, (tạm dịch: Con đường tơ lụa: Lịch sử mới của thế giới), nói với The Telegraph: “Những khám phá như thế này cho thấy tầm quan trọng và cường độ của các mạng lưới giao dịch trên Con đường tơ lụa.

“Đây là một nghiên cứu tuyệt vời vì nó cho thấy con người luôn để mắt đến cách khai thác tài nguyên và xây dựng cộng đồng - ngay cả ở độ cao lớn”, ông Frankopan nói.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...