A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sáu kĩ năng tư vấn hướng nghiệp

Theo chuyên gia, tư vấn hướng nghiệp cần có khả năng lắng nghe và tin tưởng để giúp học sinh thoải mái bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình.

Tư vấn hướng nghiệp cần có khả năng lắng nghe và tin tưởng để giúp học sinh thoải mái bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình.

Tư vấn hướng nghiệp cần có khả năng lắng nghe và tin tưởng để giúp học sinh thoải mái bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình.

Sáu kĩ năng tư vấn hướng nghiệp là nền móng của vai trò tư vấn, tập trung vào hai điểm chính. Đó là khả năng lắng nghe câu chuyện và cảm xúc của HS và khả năng tin tưởng rằng HS sẽ tìm ra được giải pháp cho chính vấn đề của các em.

Theo đó, sáu kĩ năng Tư vấn hướng nghiệp bao gồm:

Hành vi quan tâm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc thiết lập mối quan hệ với HS. Chỉ khi HS thật sự tin tưởng tư vấn viên (TVV), mở lòng chia sẻ tâm tư thì TVV mới có cơ sở để giúp HS.

Trong vòng năm phút đầu, TVV có thể đạt được mục tiêu trên nếu thực hiện tốt hành vi quan tâm. Hành vi quan tâm bao gồm sự biểu hiện của vẻ mặt, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể (dáng người, cách ngồi, ánh mắt) và sự lắng nghe. Hành vi quan tâm cần được điều chỉnh cho phù hợp với giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo và những đặc điểm khác của HS.

Kĩ năng đặt câu hỏi là kĩ năng quan trọng trong quá trình tư vấn để có được nhiều thông tin từ HS. Đặt câu hỏi giúp TVV nâng cao hiểu biết về HS cũng như khẳng định cảm xúc, hoàn cảnh và mâu thuẫn tạo ra bởi hoàn cảnh của HS. Từ đó giúp HS suy ngẫm, hiểu rõ bản thân hơn và tìm ra giải pháp cho những vấn đề của mình.

Có các loại câu hỏi khác nhau: câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi thăm dò và câu hỏi dẫn dắt/đoán trước. Các loại câu hỏi này có tác dụng khác nhau và sử dụng trong từng tình huống cụ thể trong quá trình tư vấn hướng nghiệp.

Kĩ năng phản hồi cảm xúc: Trong tư vấn hướng nghiệp, khi câu chuyện trở nên bế tắc thì việc tốt nhất là quay lại cảm xúc của HS. Lí do là phần lớn các bế tắc xảy ra khi TVV chưa thực sự lắng nghe câu chuyện của HS, chưa lắng nghe phần sâu của câu chuyện ấy.

Do đó, việc quay lại cảm xúc sẽ giúp cho TVV tập trung lắng nghe, giúp HS có cơ hội giải tỏa và kể thêm thông tin. Nhờ đó TVV có hướng mới cho buổi trò chuyện. Phản hồi cảm xúc được thực hiện bằng cách quan sát cảm xúc của học sinh, đặt các câu hỏi “mở” và hoặc câu hỏi “đóng” để tìm hiểu xem mình hiểu người đối diện như thế nào.

Kĩ năng đối mặt: Kĩ năng đối mặt rất quan trọng, vì nó giúp cuộc nói chuyện thoát khỏi bế tắc, mở hướng cho HS, đi sâu vào cảm xúc, giúp HS nhận ra vấn đề chân chính. TVV phải rất cẩn thận khi sử dụng kĩ năng đối mặt vì nếu sử dụng sớm quá sẽ bị phản tác dụng, làm ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ với HS. Kết quả là HS sẽ không bao giờ quay lại gặp TVV nữa.

Nhưng, nếu TVV không dám sử dụng kĩ năng đối mặt trong những trường hợp cần thiết thì HS có nguy cơ tiếp tục chìm trong những ảo tưởng về bản thân hay tập trung nhầm vấn đề.

Kĩ năng tập trung: Trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cần xác định thứ tự ưu tiên tập trung để có thể giúp HS một cách hiệu quả nhất trong thời gian có hạn. Điều này còn giúp cho HS đặt ưu tiên cho những vấn đề chính, không bị lúng túng và từng bước tìm ra giải pháp.

Trước hết, cần tập trung vào HS trước rồi vào vấn đề sau. Tiếp theo, tập trung vào gia đình và bối cảnh xã hội của HS và sau cùng là tập trung để giải quyết trước vấn đề quan trọng nhất.

Kĩ năng phản hồi ý tưởng: Phản hồi ý tưởng để kiểm tra việc mình hiểu ý định của HS có đúng không. Phản hồi ý tưởng của HS bằng cách diễn dịch, tóm tắt lại những lời chia sẻ của HS

Thái độ của tư vấn viên

Trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, TVV phải luôn tâm niệm hai điều. Một là tập trung lắng nghe câu chuyện và cảm xúc của HS và hai là luôn tin tưởng rằng HS sẽ tìm ra được giải pháp cho chính vấn đề của các em nếu được hướng dẫn đúng đắn.

TVV bằng sự lắng nghe, phản hồi cảm xúc, đối mặt và phản hồi ý tưởng sẽ giúp HS tìm ra cách giải quyết vấn đề cho bản thân. TVV phải luôn nhớ rằng, mình không phải là siêu nhân, là người đi giải quyết vấn đề cho người khác mà TVV chỉ là người hỗ trợ. Cuối cùng và quan trọng nhất là TVV phải tránh được suy nghĩ, cảm giác là HS cần và chỉ có mình mới giúp được HS.

Suy nghĩ như vậy vô tình sẽ làm cho HS dựa dẫm vào TVV, mất khả năng tự lập trong suy nghĩ, tư duy và giải quyết vấn đề. TVV giỏi là người vui vẻ chào mừng HS tới tư vấn, lắng nghe chăm chú, rồi nhẹ nhàng để các em đi mà không nuối tiếc điều gì.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết