Cơ hội tốt cho sinh viên ra trường muốn có mức thu nhập 30 triệu đồng/tháng
Nghề này đang đảm nhận 75% hàng hóa vận chuyển trên thế giới. Tuy nhiên, nước ta lại chưa thể đáp ứng đủ nguồn nhân lực. Chính vì vậy, cơ hội kiếm mức thu nhập cao với ngành nghề này là cơ hội tốt cho nhiều bạn trẻ.
Thủy thủ được biết đến là một nghề thường phải lênh đênh trên biển, đương đầu với sóng gió và không được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Nhưng hiện nay, nhiều bạn trẻ đang lựa chọn nghề thủy thủ là công việc trong tương lai.
Thủy thủ là một người làm việc trên tàu như một phần của thủy thủ đoàn và làm việc trong bất kỳ một trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến hoạt động và bảo dưỡng tàu.
Thủy thủ đề cập đến nhân viên của tất cả các tàu thủy bất kể phương thức vận tải, bao gồm cả những người điều hành tàu chuyên nghiệp và giải trí, có thể là cho hải quân quân đội hoặc thương gia dân sự.
Vận tải biển đang đảm nhận hơn 75% lượng hàng hóa vận chuyển trên thế giới, trong khi đó nguồn nhân lực ở nước ta lại chưa thể đáp ứng đủ. Có không ít chủ tàu lâm vào cảnh thừa việc, thiếu người.
Mức lương của vị trí thủy thủ lái tàu
Hiện để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực trên tàu, các công ty vận tải biển vẫn phải chịu mức chi phí cực lớn cho việc thuê nhân công nước ngoài. Nhân công đến từ các nước như Singapore, Philipines hay Ấn Độ đều nhận được mức chi trả cao.
Bài viết trên web trường Cao đẳng Hàng hải II thông tin, thủy thủ viên bậc đại học có lương trung bình từ 10 - 15 triệu/tháng. Sau đó có thể đạt mức lương lên đến 150 triệu đồng/tháng nếu làm thuyền trưởng.
Bên cạnh mức lương cơ bản, thủy thủ lái tàu còn được thưởng theo lợi nhuận, có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các dự án lớn. Các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi hưởng đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật.
Công việc của thủy thủ lái tàu
Với mức lương có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng, nhân sự ngành vận tải biển đang được các công ty, doanh nghiệp săn lùng. Thu nhập tốt đổi lại công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, môi trường làm việc khắc nghiệt.
Nhân viên lái tàu biển có trách nhiệm vận hành các chuyến tàu đưa khách đi tham quan, trải nghiệm trên biển; hỗ trợ và giới thiệu cho khách các thông tin về địa phương (khi khách yêu cầu).
Ngoài ra, thủy thủ lái tàu còn chịu trách nhiệm về hoạt động an toàn và hiệu quả của con tàu, bao gồm khả năng đi biển, an toàn và an ninh, hoạt động hàng hóa, điều hướng, quản lý thuyền viên và tuân thủ pháp luật, cũng như đối với người và hàng hóa trên tàu.
Trong một số trường hợp sẽ phải cứu nạn, cứu hộ; sử dụng biện pháp cấp bách để đưa tàu cá đến nơi an toàn trong tình thế cấp thiết; hổ biến, hướng dẫn, phân công, đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu thực hiện quy định an toàn hàng hải, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
Đồng thời, kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và trang thiết bị, giấy tờ của tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trước khi tàu cá rời bến; cập nhật thông tin về vị trí tàu, số thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật; xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Hiện có 2 cơ sở đào tạo thuyền viên tàu biển ở trình độ đại học: trường Đại học Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng và trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM.