WHO: Còn nhiều ca mắc đậu mùa khỉ chưa được phát hiện trong cộng đồng
Hàng trăm ca mắc đậu mùa khỉ đã được chẩn đoán trong tháng qua trên khắp châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, Israel, UAE và Australia. Đây có thể chỉ là ‘phần nổi của tảng băng chìm’ – quan chức WHO cảnh báo.
Theo Giám đốc Chuẩn bị và Phòng ngừa Dịch bệnh và Đại dịch của WHO Sylvie Briand, có thể có “nhiều ca mắc khác không được phát hiện trong cộng đồng” vì bệnh đậu mùa khỉ không có biểu hiện ngay với các triệu chứng dứt điểm.
Những người bị bệnh ban đầu phàn nàn về các triệu chứng giống cúm như sốt, đau nhức cơ và sưng hạch bạch huyết trước khi phát ban giống thủy đậu xuất hiện trên mặt và cơ thể. Mặc dù không có cách chữa trị nào được biết tới đối với virus này nhưng chúng thường biến mất trong vòng 2 đến 4 tuần.
Dù cho rằng sẽ có thêm nhiều ca mắc đậu mùa khỉ trong những ngày tới nhưng ông Briand khuyên mọi người không nên hoảng sợ và nhấn mạnh “đây không phải là căn bệnh mà công chúng phải lo lắng. Nó không phải là Covid hoặc các bệnh khác lây lan nhanh”.
Trong khi WHO đang tìm cách xác định nguồn gốc chính xác của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ gần đây, không có dấu hiệu nào cho thấy virus gây bệnh này đã biến đổi hoặc trở nên nguy hiểm hơn.
Quan chức WHO Maria van Kerkhove đã xác nhận rằng phần lớn các ca mắc được phát hiện bên ngoài châu Phi là ở những nam giới có quan hệ tình dục với nhau. Các báo cáo ban đầu về đợt bùng phát ở Bỉ và Tây Ban Nha có liên quan đến các lễ hội lớn tôn sùng đồng tính nam ở các nước này.
Hơn 200 ca mắc đậu mùa khỉ đã được chẩ đoán ở 20 quốc gia trên thế giới, phần lớn các trường hợp được tìm thấy ở Anh. Bỉ tuần trước đã trở thành quốc gia duy nhất tuyên bố bắt buộc cách ly 21 ngày đối với người nhiễm bệnh.
Người đứng đầu Châu Âu của WHO, Hans Kluge, bày tỏ lo ngại rằng căn bệnh này có thể lây lan nhanh chóng trong mùa lễ hội mùa hè, do bản chất lây truyền qua đường tình dục của hầu hết các trường hợp đã được xác nhận.