A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thanh niên 23 tuổi mắc ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối, sai lầm này sinh đủ bệnh!

Thói quen thường xuyên ăn vặt lúc nửa đêm, cộng với tiền sử viêm loét dạ dày trước đó, thanh niên 23 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày.

Một thanh niên tên Vương (23 tuổi, Trung Quốc) vừa nhận kết quả ung thư dạ dày khiến bản thân và gia đình thực sự sốc. Kiểm điểm lại quá trình sống và sinh hoạt, anh thấy mình đã thực sự "có lỗi" với sức khỏe của chính bản thân mình.

Bệnh nhân ung thư có sở thích... ăn vặt lúc nửa đêm

Sau khi học xong đại học, anh Vương tiếp tục học hệ sau đại học. Áp lực học tập quá lớn khiến anh không chỉ có thói quen làm việc, nghỉ ngơi khá thất thường mà còn đặc biệt thích ăn những món ăn có hương vị đậm đà.

Ba năm trước, trong một lần khám sức khỏe do nhà trường tổ chức, anh Vương được chẩn đoán mắc bệnh loét dạ dày. Anh cũng đã cố gắng "kiêng khem" ăn uống một thời gian nhưng chẳng bao lâu sau, anh lại bắt đầu ăn đồ ăn vặt lúc nửa đêm mỗi ngày.

Thanh niên 23 tuổi mắc ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối, sai lầm này sinh đủ bệnh! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nửa cuối năm nay, anh Vương xuất hiện triệu chứng trướng bụng, sau khi đến Bệnh viện Tây Nam (Trung Quốc) nội soi dạ dày thì người ta phát hiện anh bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày.

Rất may, do được phát hiện sớm nên anh Vương đã được phẫu thuật nội soi bóc tách niêm mạc để loại bỏ lớp niêm mạc bị bệnh, hiện anh đang hồi phục tốt.

Theo Bác sĩ Chen Lei, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa của bệnh viện Tây Nam (Trung Quốc): "Ngày nay, nhiều người trẻ có thói quen sinh hoạt không lành mạnh do áp lực cuộc sống cao. Họ thích ăn những thực phẩm chứa chất gây ung thư như đồ ăn qua đêm và những thực phẩm có hàm lượng muối nitrosamine cao như thịt xông khói, dưa chua. Lâu ngày sẽ tự nhiên gây ra bệnh dạ dày", Chen Lei cho biết.

Ăn vào thời điểm nào thì gọi là "ăn đêm"

Thanh niên 23 tuổi mắc ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối, sai lầm này sinh đủ bệnh! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Theo SKĐS, ăn đêm là ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi bạn đi ngủ. Vì vậy, nếu bạn thường ngủ từ 12 giờ đêm thì giờ được coi là ăn đêm sẽ là 9 - 12 giờ tối.

Vào cuối ngày, cơ thể sẽ chuyển hóa bất cứ thứ gì đưa vào, và nếu bạn không hoạt động đủ để sử dụng hết năng lượng mà bạn hấp thụ, thì chúng sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo, dẫn đến hậu quả xấu.

Ngoài thời điểm ăn, điều quan trọng nữa là bạn ăn những gì, ăn bao nhiêu, và hoạt động thể chất của bạn trong cả ngày như thế nào sẽ quyết định việc bạn tăng, giảm hay duy trì cân nặng của mình.

Vì vậy, bất kể lý do gì, từ cảm giác đói, làm thỏa mãn cảm giác thèm ăn đến việc làm giảm sự buồn chán hoặc căng thẳng... chúng ta phải thận trọng khi ăn đêm.

Ăn đêm ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn đêm hoặc ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa gồm các tình trạng bao gồm kháng insulin, béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao.

Một nghiên cứu xem xét tác động trao đổi chất của bữa tối muộn (9 giờ tối) so với bữa tối thông thường (6 giờ tối) ở 20 người lớn. Bữa tối muộn dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn vào sáng hôm sau, giảm sự phân hủy chất béo trong chế độ ăn, so với bữa tối thông thường. Về lâu dài, điều này có thể góp phần gây béo phì.

Tùy thuộc vào quy mô, chất lượng của bữa ăn, ăn quá muộn có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit, đặc biệt nếu bạn đi ngủ ngay sau bữa ăn. Trào ngược xảy ra do axit có trong dịch vị khi trào ngược lên sẽ tạo ra kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trong niêm mạc của thực quản. Về lâu dài, nó có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Trong một nghiên cứu so sánh tác động của bữa ăn 6 giờ chiều với bữa ăn 9 giờ tối ở người lớn khỏe mạnh, bữa tối sớm được chứng minh là làm giảm các triệu chứng trào ngược axit dạy dày.

Thanh niên 23 tuổi mắc ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối, sai lầm này sinh đủ bệnh! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

4 mẹo đơn giản để ngăn chặn cơn thèm ăn đêm

Ăn đủ các bữa trong ngày

Bữa ăn dinh dưỡng đủ chất, chẳng hạn như những bữa ăn giàu chất xơ và protein - có thể làm giảm ham muốn ăn khuya.

Đánh răng

Khi bạn đánh răng, hành động giống như nói với cơ thể rẳng, bản thân đã kết thúc các bữa ăn trong ngày.

Uống trà thảo mộc

Thay vì tìm kiếm trong tủ lạnh sau một ngày dài, bạn hãy thử hình thành những thói quen lành mạnh mới không liên quan đến việc ăn. Một ý tưởng đơn giản là pha một ấm trà hoa cúc.

Đi ngủ sớm

Thức khuya có thể khiến cơ thể đói, làm tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nồng độ hormone đói, bạn nên đặt mục tiêu ngủ 7-8 giờ mỗi đêm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...