Tại sao thiếu kali nguy hiểm hơn thiếu canxi? Không được chủ quan bỏ qua 3 triệu chứng này!
Thiếu kali trong khoảng thời gian dài dẫn đến rối loạn nhịp tim, rối loạn hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn là dẫn tới liệt cơ, thậm chí tử vong.
Tại sao thiếu kali nguy hiểm hơn thiếu canxi?
Cả canxi và kali đều là những nguyên tố khoáng trong cơ thể con người, trong đó canxi là thành phần quan trọng của răng và xương.
Canxi cũng điều chỉnh sự hưng phấn của cơ bắp và tham gia vào việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và các hormone khác nhau, cũng như trong quá trình đông máu.
Một khi cơ thể thiếu canxi sẽ dễ gặp các vấn đề như răng yếu, đau nhức xương, loãng xương và co thắt cơ bắp chân bất thường.
Kali được cho là một khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Nó có tác dụng cân bằng độ pH và các chất dịch bên trong cơ thể. Kali giúp bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, gửi tín hiệu đến hệ thần kinh, phát triển cơ bắp… Chúng ta có thể tìm thấy Kali trong nhiều loại thực phẩm xuất hiện ở các bữa ăn hằng ngày như: Cá, ngao, cà chua, khoai lang, khoai tây, chuối…
Kali là một ion tích điện dương duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của tế bào. Nó có thể duy trì hoạt động bình thường của tế bào cơ, tế bào thần kinh, bao gồm cả tế bào cơ tim; duy trì sự cân bằng axit-bazơ và cân bằng áp suất thẩm thấu của dịch nội bào và ngoại bào, và duy trì chức năng cơ tim bình thường. Đồng thời nó cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của protein và đường trong cơ thể .
Trong điều kiện khỏe mạnh, nồng độ ion kali trong máu là 3,5 ~ 5,5mmol/L.
Một khi nó thấp hơn giá trị này, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý bình thường của tế bào, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của thần kinh và cơ tim, thậm chí dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như lú lẫn, rối loạn nhịp tim.
Có 3 triệu chứng thiếu kali trong cơ thể, không thể bỏ qua
Yếu cơ
Khi nồng độ kali trong máu thấp hơn 3.0mmol/L, người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi cả ngày. Nếu thấp hơn 2,5mmol/L, sẽ có biểu hiện yếu cơ nói chung, khó thở và khó nuốt. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ kèm theo đau cơ, tê bì chân tay, lừ đừ, phản ứng chậm chạp.
Một khi thiếu kali cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu.
Ví dụ, nhu động đường tiêu hóa có thể bị suy yếu, khiến bệnh nhân chán ăn, nôn, chướng bụng hoặc buồn nôn và các triệu chứng tiết niệu như tăng tiểu đêm.
Rối loạn nhịp tim tái phát
Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ có biểu hiện nhịp tim nhanh, hay còn gọi là hiện tượng co bóp thất sớm. Khi các triệu chứng thiếu kali ngày càng trầm trọng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như rung thất, thậm chí là ngừng tim.
Làm thế nào để bổ sung kali?
Bổ sung bằng thực phẩm
Đối với những bệnh nhân thiếu kali không quá nghiêm trọng thì nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn hàng ngày như chuối, khoai tây, đậu, hải sản, thịt...
Nếu các triệu chứng thiếu kali nghiêm trọng, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể pha 10% kali clorid vào sữa và uống sau bữa ăn. Với tình trạng tăng clo huyết, có thể uống kali citrat. Với suy gan, cần tiêm tĩnh mạch kali glutamat.
Bổ sung dưỡng chất
Trước tình hình thời tiết nhiệt độ cao, lúc này cơ thể con người cần bổ sung đủ thức ăn có hàm lượng nước cao, và điều quan trọng hơn là bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất đi do mồ hôi gây ra thông qua các thực phẩm giàu vitamin. Đặc biệt, ngày hè nóng nực, bạn có thể nấu một bát canh đậu xanh là thích hợp nhất.
Vì vậy, uống canh đậu xanh vào thời điểm này không chỉ giúp cơ thể bổ sung nước mà còn bổ sung các vitamin và khoáng chất bị mất do đổ mồ hôi ở nhiệt độ cao; điều chỉnh cân bằng chuyển hóa nước và muối trong cơ thể tốt hơn, tránh tình trạng mất nước, chóng mặt và ngăn ngừa say nắng.
Các mức độ cần chú ý ở người người bị thiếu kali
Mức độ nhẹ: Các cơ đau nhức, mệt mỏi, viêm đường ruột, da có thể bị dị ứng, khô, phồng rộp, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, đau chi dưới.
Mức độ nặng: Phản xạ chậm, thiếu tập trung, đau nhức khớp, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, tiêu chảy, dễ nhầm lẫn, không xác định được phương hướng…
Thiếu kali trong khoảng thời gian dài: Rối loạn nhịp tim, rối loạn hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn là dẫn tới liệt cơ, thậm chí tử vong.