A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tác dụng phụ đáng ngại của đu đủ chín, 3 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn

Không nên lạm dụng, ăn liên tục những loại quả có màu vàng như đu đủ, xoài, dưa vàng... vì có thể làm biến đổi màu da của bạn.

Một trong những tác dụng phụ không mong muốn của đu đủ chín là gây vàng da nếu bạn ăn quá nhiều. Thực tế đã nhiều trường hợp mắc phải.
Tác dụng phụ đáng sợ của đu đủ chín, 3 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn - Ảnh 2.

Vàng da do nạp quá nhiều vitamin A không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ảnh minh họa

Gần đây nhất là chị Bình An (Cầu Giấy, Hà Nội). Thời gian gần đây, lòng bàn chân, bàn tay của chị không còn hồng hào mà chuyển sang màu vàng. Lo sợ mắc bệnh liên quan đến gan mật, chị đã đến việm khám và đề xuất bác sĩ làm các xét nghiệm. Tuy nhiên, kết quả cho thấy các chỉ số bình thường, không có các triệu chứng về gan hay tan máu.

Sau khi chia sẻ với bác sĩ về chế độ ăn của mình, bác sĩ khuyên chị nên ngừng ăn các loại hoa quả chứa vitamin A, nhất là món đu đủ chị yêu thích và không cần sử dụng thuốc.

Theo nghiên cứu, trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten. Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C.

Tác dụng phụ đáng sợ của đu đủ chín, 3 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bác sĩ khuyến cáo caroten có nhiều trong các loại quả có màu vàng như xoài, đu đủ, dưa vàng..., các loại rau củ như cà rốt, cà tím, đậu quả, đậu đũa, sắn, bí ngô hay các loại thực phẩm như bơ, lòng đỏ trứng, sữa, dầu cọ và phụ gia màu thực phẩm. Nếu thường xuyên ăn quá nhiều quả chứa vitamin A nên dẫn đến carotenemia bị tăng, tích lũy và ứ đọng ở gan, dẫn đến vàng da, ăn không tiêu, cảm giác mệt mỏi. Bệnh sẽ tự hết sau một thời gian ngừng hoặc giảm tiêu thụ vitamin A.

Vì vậy, không nên lạm dụng, ăn liên tục loại quả màu vàng mà nên tách ra. Bổ sung một số thực phẩm như gạo lứt, yến mạch, quả dâu tây, quả dứa, cam quýt, nước ép củ cải, nước ép cà chua, nước mía, nước chanh... để cân đối khẩu phần và cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Ngoài ra, 3 nhóm người này được khuyến cáo nên nói "không" với đu đủ

Người có vấn đề về đường hô hấp

Đu đủ chứa enzym Papain, là chất gây dị ứng mạnh và do vậy có thể làm trầm trọng thêm các rối loạn hô hấp. Những người bị những bệnh như sốt mùa cỏ khô, hen được khuyên là nên tránh loại quả này.

Người bị sỏi thận

Đu đủ chứa vitamin C. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đu đủ có thể dẫn tới dư thừa vitamin C dẫn tới hình thành sỏi thận.

Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.

Người có cơ địa dị ứng

Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên hãy đảm bảo bạn đeo găng tay khi gọt đu đủ. Vứt vỏ và găng tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong. Bạn cũng nên che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng. Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết