A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phụ nữ viêm đường tiết niệu cần thay đổi 5 thói quen này nếu muốn bệnh nhanh khỏi

Chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể ảnh hưởng trực tiếp để tình trạng viêm đường tiết niệu. Vì vậy, chị em có dấu hiệu bệnh này cần chú ý những điều sau đây:

Viêm đường tiết niệu không phải là hiếm gặp ở nữ giới song không nhiều chị em hiểu rõ về căn bệnh này cũng như tự kiểm tra, phát hiện bản thân có đang mắc bệnh hay không.

Thực tế, không ít chị em mắc viêm đường tiết niệu nhưng bệnh nhẹ hoặc thể kín đáo nên triệu chứng cũng mờ nhạt, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe phụ khoa. Đối tượng dễ mắc viêm đường tiết niệu nhưng ít hoặc không có triệu chứng thương là người bị tiểu đường, phụ nữ mang thai, phụ nữ ở độ tuổi hoạt động tình dục cao,…

Phụ nữ viêm đường tiết niệu cần thay đổi 5 thói quen này nếu muốn bệnh nhanh khỏi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Triệu chứng khó chịu trên hệ tiết niệu khi đi tiểu là thường gặp nhất bao gồm: tiểu lắt nhắt, tiểu gây cảm giác buốt rát, muốn đi tiểu nhiều lần, cảm giác tiểu không hết, vẫn còn nước tiểu trong bàng quang,…

Viêm đường tiết niệu nghiêm trọng hơn sẽ gây triệu chứng tiểu ra mủ, nước tiểu đục, nặng mùi hoặc thậm chí là nước tiểu có lẫn máu. Nếu viêm bàng quang, người bệnh sẽ có thêm triệu chứng đau vùng hạ vị, còn viêm tại thận thường gây đau vùng hông lưng.

Phụ nữ cần làm gì khi bị viêm tiết niệu

Đối với mỗi trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh viêm niệu đạo mãn cần thời gian điều trị kháng sinh dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì theo liệu trình điều trị.

Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể sẽ tư vấn để bệnh nhân thay đổi lối sống lành mạnh để phòng tránh nhiễm đường tiết niệu. Trong đó, cần hạn chế tối đa nhóm thực phẩm dưới đây:

Quan hệ tình dục

Viêm đường tiết niệu kiêng gì chính là việc quan hệ tình dục. Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm có thể dẫn đến trạng thái xung huyết cơ quan sinh dục, do đó khi quan hệ tình dục sẽ gây khó chịu hoặc bỏng rát ở khu vực niệu đạo và bàng quang.

Bia, rượu, soda

Nước có chất tạo ngọt, bia, rượu hoặc bất cứ loại nước uống có cồn nào cũng có thể khiến tình trạng viêm đường tiết niệu bị ảnh hưởng. Viêm đường tiết niệu kiêng gì thì đó chính là rượu bia. Rượu bia có thể làm kích thích bàng quang khiến bộ phận này bị chịu áp lực và suy yếu.

Thực phẩm cay

Mặc dù đây là loại thực phẩm không phải ai cũng có thể bị dị ứng nhưng nó cũng có thể làm kích thích bàng quang khi bạn bị bệnh viêm đường tiết niệu. Chính vì thế, tốt nhất với những người bị viêm đường tiết niệu nên từ bỏ thói quen sử loại thực phẩm này hoặc những món ăn, gia vị có vị cay nóng.

Thực phẩm nhiều đường, muối

Những thực phẩm nhiều đường muối cũng như bánh kẹo tốt nhất là bạn nên tránh xa nếu bị viêm đường tiết niệu. Khi sử dụng những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm đường tiết niệu càng trở nên xấu hơn.

Thực phẩm biến sẵn

Những loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh có nhiều chất béo không lành mạnh cũng nên hạn chế tối đa. Có thể kể đến những sản phẩm như: mỡ động vật, thịt hun khói, xúc xích…

3 món chị em nên bổ sung vào thực đơn

Phụ nữ viêm đường tiết niệu cần thay đổi 5 thói quen này nếu muốn bệnh nhanh khỏi - Ảnh 3.

Người bị viêm đường tiết niệu nên bổ sung thêm một số loại nước lợi tiểu. Ảnh minh họa

 Uống nhiều nước

Uống nhiều nước các cách làm giảm nguy cơ Hydrat hóa, làm loãng bàng quang và giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. Việc đi tiểu thường xuyên hơn có thể giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, uống nước cũng giúp thanh lọc có thể, loại bỏ độc tố và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tăng cường rau xanh và trái cây giàu vitamin C

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C có thể tăng lượng nước trong cơ thể, giúp tăng lượng nước tự nhiên trong cơ thể, thải độc và phòng chống các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Vitamin C hay còn được gọi là Axit Ascorbic thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Nhờ vào khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli, vitamin C có thể làm cho nước tiểu ít axit hơn và giảm tái viêm nhiễm đường tiết niệu.

Nước râu ngô, mã đề

Ngoài ra, có thể sử dụng các loại nước uống kích thích lợi tiểu như nước râu ngô, bông mã đề,… để lợi tiểu và phòng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu. Một số loại tinh dầu cũng có tác dụng lợi tiểu, có tính kháng khuẩn giúp giảm triệu chứng đau rát, viêm nhiễm, hỗ trợ tăng hiệu quả trong việc sử dụng kháng sinh và hiệu quả điều trị.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết