Mùa hè uống trà xanh nhất định phải kiêng kỵ 6 điều này nếu không sẽ vô cùng hại sức khỏe
Trà xanh là thức uống tốt cho sức khỏe với nhiều chất chống oxy hóa, nhưng không phải ai cũng biết cách uống để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngày nay, phương pháp cổ truyền này cũng có một nền tảng khoa học vững mạnh với rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trà xanh chứa chất chống oxy hoá (mạnh hơn gấp 8 lần vitamin C) và các chất khác giúp làm giảm cholesterol, ngừa ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh nướu răng và các nguy cơ lây nhiễm do vi rút, vi khuẩn.
Trà xanh cũng giúp làm dịu hệ thần kinh bằng cách làm giảm mức độ của kích thích tố căng thẳng cortisol và tuyến thượng thận trong khi chống lại những ảnh hưởng độc hại của thuốc lá.
Mặc dù nhiều công dụng, nhưng uống trà xanh cần tránh những sai lầm sau:
Không uống trà xanh để qua đêm
Trà xanh được hãm quá 12 tiếng hoặc để qua đêm sẽ sản sinh ra các amin thứ cấp, có thể chuyển đổi thành chất gây ung thư – nitrosamine. Ngoài ra, trà ngâm quá lâu còn tiết ra polyphenyles tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Không những thế, nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người dùng.
Không uống trà xanh khi đói
Bạn không nên uống trà xanh khi đang đói bởi trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.
Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu hay con gọi là hiện tượng "say trà".
Không uống trà quá đặc
Trong trà xanh có chứa hàm lượng caffeine và tannin nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Không dùng nước trà xanh để uống thuốc
Nhiều người thường có thói quen dùng nước trà để uống thuốc, việc làm này là thiếu khoa học bởi có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan, gây rối loạn tiêu hóa.
Uống trà trước và ngay sau bữa ăn
Protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna sẽ kết tủa, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt. Lý do này mà trước và sau bữa ăn 20 - 30 phút không nên uống trà.
Không uống trà vào buổi sáng sớm
Trà xanh có tác dụng giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Vì thế, việc uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút.
Lưu ý: Với những người mắc các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón... trà không phải là một sự lựa chọn phù hợp. Như các bệnh nhân cao huyết áp, chất caffein trong trà sẽ kích thích tim đập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao thêm.
Cách hãm trà xanh đúng cách
Lá dùng để pha trà phải là những là bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Sau đó bạn nên rửa sạch, để ráo nước và vò sơ trước khi pha. Cho lá trà vào trong ấm, đổ nước sôi ngập lá trà để tráng sơ trà. Sau đó đổ hết nước tráng trà đi rồi đổ nước sôi vào đầy ấm và đậy kín nắp. Nên ủ trà bằng ấm đất hay các bình sứ được ủ nóng.