A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lưu ý sau tiêm phòng COVID-19 đối với người cao tuổi

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, người cao tuổi cần thường xuyên có người thân/người chăm sóc bên cạnh để theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên trong vòng 24 giờ và 7 ngày sau tiêm.

Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể những dấu hiệu phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm là: Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Các dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19:

Ở miệng: tê quanh môi và, hoặc lưỡi…

Ở da: phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da…

Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẽn, khản đặc…

Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng…

Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho…

Toàn thân: mạch yếu, chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...

Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần liên hệ ngay với cán bộ tiêm chủng hoặc cơ sở y tế gần nhất theo số điện thoại được cung cấp hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào sau khi đi tiêm. Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

Đến nay, tiêm vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời giúp người mắc bệnh giảm nhẹ triệu chứng và nguy cơ tử vong

Đến nay, tiêm vắc xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời giúp người mắc bệnh giảm nhẹ triệu chứng và nguy cơ tử vong

Không ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C và A.

Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như xúp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm...

Người cao tuổi cần tiếp tục tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh mãn tính theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông thường, lịch tiêm phòng mũi 2 sẽ được chính quyền địa phương nơi người dân sinh sống thông báo trực tiếp đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên, người cao tuổi cũng nên chủ động nắm rõ lịch tiêm mũi 2 của mình để chuẩn bị.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...