A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

COVID-19 quay trở lại, cần làm gì để COVID-19 không "tấn công" bạn?

Các chuyên gia dịch tễ cũng cho rằng, dấu hiệu các ca mắc sau khi đã tiêm vaccine COVID-19 thường nhẹ, không khác gì cúm mùa.

Từ đầu tháng 4 đến nay, số ca mắc mới COVID-19 tại nước ta có xu hướng tăng. Đặc biệt, trong vài ngày gần đây, con số này liên tục tăng.

Ngày 18/4 của Bộ Y tế cho biết có 1.522 ca mắc COVID-19. Đây là ngày có số ca mắc mới cao nhất hơn nửa năm qua. Trong ngày có 138 ca khỏi, số bệnh nhân nặng tăng vọt lên 102 ca, trong đó có 14 ca thở máy xâm lấn. 

Cùng ngày, Sở Y tế TP.HCM thông tin số ca mắc COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng. Cụ thể: Trong tuần 15, thành phố ghi nhận 33 ca xác định COVID-19, tăng hơn 6 lần so với trung bình 4 tuần trước đó.

COVID-19 quay trở lại, cần làm gì biết để COVID-19 không "tấn công" bạn? - Ảnh 1.

Dấu hiệu các ca mắc COVID-19 khi đã tiêm thường nhẹ, không khác gì cúm mùa. Ảnh minh họa

Trước đó, Bộ Y tế đã ra khuyến cáo biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.

Thông điệp này được Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh, trên các phương tiện công cộng và địa điểm bắt buộc người dân cần đeo khẩu trang, khử khuẩn, nhất là vệ sinh tay.

Cả nước sắp bước vào kỳ nghỉ lễ dài cuối tháng 4, sự gia tăng đi lại, giao lưu, tiếp xúc sẽ có nguy cơ làm mức độ lây nhiễm COVID-19 tăng cao. Ngành Y tế kêu gọi người dân không hoang mang nhưng cũng không lơ là chủ quan, tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19, có ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. 

Những dấu hiệu đặc trưng của người bệnh mắc COVID-19

Theo đại diện BVĐK Đức Giang (Hà Nội), so với trước đây, dấu hiệu của bệnh nhân mắc COVID-19 đợt này không thay đổi nhiều. Đa số bệnh nhân vào viện với các biểu hiện viêm long đường hấp trên, gần giống với cúm và các loại sốt virus khác như hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, ho khan, sốt, đau mỏi người.

Một số trường hợp vào khám với triệu chứng ho khan dai dẳng 5-7 ngày không đỡ, đi khám được test nhanh sàng lọc nhận kết quả dương tính.

Các chuyên gia dịch tễ cũng cho rằng, dấu hiệu các ca mắc sau khi đã tiêm vaccine COVID-19 thường nhẹ, không khác gì cúm mùa.

6 dấu hiệu của COVID-19 dễ nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường

COVID-19 quay trở lại, cần làm gì biết để COVID-19 không "tấn công" bạn? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ho, sốt, đau họng, chảy mũi

Ho, sốt, đau họng xảy ra phố biến với cả người bệnh cúm và COVID-19. Cả cúm và COVID -19 đều thấy sốt và sốt cao. Tuy nhiên, sốt ở COVID-19 có thể kéo dài 4-5 ngày, trong khi cúm cơn sốt sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày.

Ho trong cúm có thể xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc 3, trong khi ho do COVID-19 thường xuất hiện sau vài ngày.

Đau họng cũng rất phổ biến ở cả bệnh cúm và COVID-19. Tuy nhiên, cơn đau do COVID-19 gây ra trầm trọng so với bệnh cúm.

Về chảy mũi thì ở người bệnh cúm thường bị chảy mũi nhiều hơn so với COVID-19.

Mệt mỏi, đau nhức cơ thể

Cả cúm và COVID-19 đều gây mệt mỏi, và đau nhức cơ thể khiến người mắc cảm thấy kiệt sức. Tuy nhiên nếu về cường độ thì COVID-19 gây mệt mỏi, đau nhức nhiều hơn nhiều hơn so với cúm, trong khi ở bệnh cúm sẽ giảm dần sau một đến hai hoặc hai đến ba ngày.

Đau đầu

Đây cũng là một triệu chứng phổ biến của cúm và COVID-19. Với COVID-19 có thể đau đầu dữ dội hơn và không khỏi trong vài ngày, trong khi nếu bạn bị đau đầu do cảm cúm, cơn đau này thường sẽ giảm sau một đến hai hoặc có thể hai đến ba ngày.

Khó thở

Khó thở cũng phổ biến ở cả hai bệnh này, nhưng trong COVID-19, nếu bạn bị khó thở, đây được coi là một triệu chứng rất nghiêm trọng, cần phải nhập viện để điều trị kịp thời (vì liên quan đến phổi).

Trong bệnh cúm, khó thở xảy ra ở một số người bệnh, nhưng không nhiều và tình trạng khó thở ít nghiêm trọng hơn COVID -19.

Mất khứu giác

Ở bệnh nhân cúm, đôi khi chúng ta có thể thấy tình trạng mất khứu giác do nghẹt mũi, nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở bệnh nhân COVID- 19.

Tiêu chảy hoặc nôn

Cả COVID-19 và cúm đều có thể gây tiêu chảy. Tuy nhiên, cường độ nặng hơn nhiều ở bệnh COVID-19, nhưng phổ biến hơn ở bệnh cúm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...