A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bão số 2 mới hình thành liệu có đi vào Biển Đông và mạnh như bão số 1?

Theo các chuyên gia khí tượng, bão số 2 có tên gọi Doksuri vừa hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo quỹ đạo bão Doksuri sau 3 ngày của các nước còn phân tán, khả năng đi vào Biển Đông là thấp.

Tin bão mới nhất

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới ở khoảng kinh tuyến 132E đã mạnh lên thành bão.

Cơn bão này có tên quốc tế là Doksuri. Đây là cơn bão thứ 5 hình thành trên Tây Bắc Thái Bình Dương năm 2023. Dự báo quỹ đạo bão Doksuri sau 3 ngày của các nước còn phân tán, khả năng đi vào Biển Đông là thấp.

Theo các mô hình thời tiết hiện nay, bão Doksuri sẽ mạnh cấp 12 ở vùng biển phía Đông đảo Luzon trong vài ngày tới. Trong giai đoạn đầu hướng di chuyển của cơn bão phụ thuộc vào sống cận xích đạo (NER) khác với sống cao cận nhiệt đới (STR), NER thường không bền vững, chỉ mang tính chất tạm thời nên có thể cơn bão tạm thời đi lên phía Bắc sau đó sẽ dần bị STR ở vĩ độ cao chi phối và dẫn dắt.

Bão số 2 mới hình thành liệu có đi vào Biển Đông và mạnh như bão số 1? - Ảnh 2.

Áp thấp nhiệt đới ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đã mạnh lên thành bão. (Ảnh: Page Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia).

Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão

Theo cơ quan khí tượng, dự báo có khoảng 2-3 cơn áp thấp nhiệt đới/bão hoạt động trên Biển Đông trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Trong đó khoảng 15-20/7, khả năng xuất hiện các nhiễu động trên dải hội tụ nhiệt đới và phát triển thành áp thấp nhiệt đới/bão trên Biển Đông.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới/bão trên Biển Đông, nên đề phòng gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản của ngư dân.

Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão ở Tây Bắc – Thái Bình Dương. Mùa mưa bão nước ta thường bắt đầu khoảng tháng 5-6 tại miền Bắc, tháng 9-12 ở miền Trung. Trong đó, các thời gian tháng 9, 10, 11 là thường hay xảy ra nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm Việt Nam có từ 4 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển.

Khi chưa hình thành bão, tốc độ gió dưới 63km/h thì gọi là áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên áp thấp nhiệt đới cũng có thể mạnh lên thành bão, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết áp thấp nhiệt đới.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết