A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tri ân - “sợi chỉ đỏ” trong hành trình Đèo Cả

Người ta không chỉ nhớ tới Tập đoàn Đèo Cả là thương hiệu hàng đầu về hạ tầng giao thông trong nước, nhiều người ấn tượng với văn hoá doanh nghiệp này mà ở đó một trong những giá trị cốt lõi là tri ân. Ở Đèo Cả, lòng tri ân hiện diện trong mỗi chuyển động của tổ chức.

Trở về nguồn cội

Đều đặn chiều giáp Tết, đám trẻ tại cô nhi viện Mằng Lăng (Đắk Lắk) lại đón một đoàn các bác, các cô chú quen thuộc từ Tập đoàn Đèo Cả về thăm. Với ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, trở về quê nhà để nhìn tụi nhỏ khôn lớn qua từng năm làm dịuđi nỗi lo toan, nhường chỗ cho niềm vui, cho hy vọng và tình người ấm áp.

750-202507171116041.jpg

Mỗi dịp Tết, ông Hồ Minh Hoàng cùng gia đình và các cộng sự của mình lại đến Cô nhi viện Mằng Lăng để thăm hỏi và sẻ chia với các em nhỏ nơi đây.

Sinh ra ở Bình Định, lớn lên ở Phú Yên (nay là Đắk Lắk), ông Hồ Minh Hoàng được nuôi dưỡng bởi truyền thống gia đình cách mạng, dòng dõi họ Hồ huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Ông nội và bà nội ông là liệt sỹ, cha tham gia hoạt động cách mạng.

Ít ai biết, trước khi trở thành người chèo lái Tập đoàn Đèo Cả, ông Hồ Minh Hoàng từng ấp ủ dự định trở thành giảng viên đại học. Nhưng ước mơ lên giảng đường được gác lại để trở về quê nhà thay cha gánh vác công việc kinh doanh của hợp tác xã đang trên bờ vực đổ vỡ.

Nhiều người xem đó là bước lùi của tuổi trẻ, nhưng ông Hoàng coi đây là bổn phận của người con với gia đình – nối nghiệp không phải chỉ để giữ gìn cơ ngơi, mà để giữ trọn đạo hiếu tri ân với bậc sinh thành.

Và cũng từ đó, mảnh đất Tuy Hòa nắng gió, vốn là vùng trũng giao thông của miền Trung, đã “ươm mầm” một doanh nghiệp đóng vai trò thay đổi hệ thống hạ tầng của đất nước. Giai đoạn triển khai dự án hầm Đèo Cả, ông Hoàng cùng các cộng sự đã đối mặt với không ít thách thức, thậm chí tưởng như bế tắc. Nhưng rồi họ vẫn bước tiếp, với hoài bão cháy bỏng thôi thúc phải làm cho bằng được điều ý nghĩa tri ân gia đình và quê hương.

750-202507171116042.jpg

Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả và các đại biểu dâng hương tri ân tiên tổ tại nhà thờ họ Hồ đại tộc.

“Công trình hầm đường bộ Đèo Cả là ân nợ tôi tự nhận với quê nhà, vùng đất đã nuôi tôi lớn và trưởng thành với sự gai góc, khắt khe của người miền Trung giữa nắng gió khắc nghiệt ..”, lời bộc bạch chân thành của ông Hoàng trong ngày công trình này chính thức hoàn thành.

Đến nay, khi Đèo Cả 40 năm, vững vàng ở vị thế hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, thì hình ảnh ông Hồ Minh Hoàng cùng các cộng sự trở về nhà thờ họ Hồ (Quỳnh An, Nghệ An) đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá tri ân của Đèo Cả.

Mỗi dịp cận Tết, người dân làng Quỳnh Đôi lại thấy đoàn xe Đèo Cả lặng lẽ về nhà thờ họ Hồ, rồi ghé nhà thờ họ Phan, họ Phùng… - gốc gác của các lãnh đạo cấp cao Tập đoàn có quê nhà Nghệ An. Họ không hồi hương để báo cáo thành tựu, mà chỉ thắp nén hương tưởng nhớ, tri ân tiên tổ.

Với Tập đoàn Đèo Cả, tri ân là những hành động cụ thể, được thể hiện bằng sự quan tâm sâu sắc đến từng bậc sinh thành, từng gia đình đang âm thầm làm hậu phương cho những người con làm nghề “phu đường”.

Rưng rưng xúc động pha lẫn niềm tự hào, bà Ngô Thị Kiệm (75 tuổi), ở xã Cát Ngạn (Nghệ An), cho biết gia đình vô cùng vinh dự khi con trai mình, anh Phan Văn Thắng – Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, đang từng ngày đóng góp sức mình để kiến tạo nên những công trình trọng điểm khắp ba miền Tổ quốc.

Bà Kiệm nhớ lại những ngày đầu khi con trai đi công tác nơi vùng núi phía bắc Phú Yên, lo đến chảy nước mắt. Nhưng cũng từ đó, niềm tự hào lớn dần trong lòng người mẹ theo từng công trình con mình tham gia như hầm Cổ Mã, Đèo Cả đến Cù Mông.

750-202507171116043.jpg

750-202507171116054.jpg

Sân chơi thể thao được bố trí tại khu điều hành của tất cả các dự án để người lao động rèn luyện thể thao, gắn kết. Các hội thao được tổ chức thường kỳ cho người lao động trong toàn hệ thống.

Chủ tịch Hồ Minh Hoàng – người được bà Kiệm gọi một cách thân tình là “anh Hoàng”, nhiều lần về Nghệ An thăm hỏi, động viên gia đình của các cộng sự. “Mỗi lần về tới đây, các anh ai cũng cư xử như con cái trong nhà, giản dị từ lời ăn tiếng nói. Nghĩa tình của Tập đoàn Đèo Cả khiến gia đình tôi trân trọng và cảm phục”, bà Kiệm chia sẻ.

Đối với những người làm mẹ như bà Kiệm, giá trị lớn nhất không nằm ở địa vị của con cái, mà nằm ở sự trưởng thành trong nhân cách và nghĩa tình của con mình. “Tôi chỉ mong con và các đồng nghiệp cống hiến hết sức, làm việc hết mình, tri ân tổ tiên, nhớ về cội nguồn. Đó là gốc rễ để con đi xa, vững vàng giữa cuộc đời”, bà Kiệm nhắn nhủ.

Giữ lửa tri ân

Điều đáng quý, tinh thần tri ân không dừng lại ở câu chuyện riêng lẻ của những người đứng đầu, mà trở thành sợi chỉ đỏ len lỏi trong văn hóa của cả Tập đoàn Đèo Cả. Từ lãnh đạo đến người lao động, ai cũng hiểu rằng “cây có cội, nước có nguồn”, nỗ lực của cá nhân nào cũng xứng đáng được ghi nhận.

Mỗi dịp cuối năm, Tập đoàn Đèo Cả tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân đội ngũ nhân viên tiêu biểu. Họlà những cán bộ, kỹ sư dành cả tuổi trẻ bám trụ nơi công trường dự án; những công nhân cứu hộ làm việc xuyên lễ, Tết cho những hành trình hồi hương an toàn; hay là những nhân viên cấp dưỡng, tạp vụ, lái xe đã cần mẫn, gắn bó cả thập kỷ với tổ chức… Đó là chương trình để ban lãnh đạo Tập đoàn lắng nghe người lao động chia sẻ phương thức làm việc, kểchuyện nghề, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.

Tại Đèo Cả, Chủ tịch HĐQT Hồ Minh Hoàng đã khẳng định “con người và văn hóa là hai thứ không thể vay mượn”. Đối với ban lãnh đạo Đèo Cả, hơn 8.000 cán bộ, người lao động là những mảnh ghép làm nên bức tranh Đèo Cả hôm nay, có hy sinh và cả những mất mát khó lòng đong đếm hết. Là nỗi vất vả, là cuộc sống xa gia đình, là sức khoẻ mà đặc biệt của những người thợ làm hầm…

Đây luôn là nỗi trăn trở của ban lãnh đạo Tập đoàn. Các đợt khám sức khỏe chuyên sâu định kỳ được tổ chức ngay tại công trường. Điều kiện làm việc tại các dự án luôn được đảm bảo tốt nhất, bảo hộ lao động và các biện pháp nâng cao sức khoẻ cho người lao động ngày một được cải tiến nâng cao.

750-202507171116055.jpg

Những chuyến về thăm gia đình các cộng sự đã trở thành hành trình quen thuộc của Chủ tịch Hồ Minh Hoàng mỗi dịp xuân sang (ông Hoàng cùng đại diện cán bộ, nhân viên khu vực miền Trung tới thăm hỏi chúc Tết thân sinh Phó Chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Tấn Đông).

Nhiều năm qua, người lao động tại các công trường của Đèo Cả dần quen với sự hiện diện của điều hoà nhiệt độ, bình nóng lạnh, tủ thuốc y tế, sân chơi thể thao từ bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông hay pickleball… Quan tâm người lao động từnhững bữa cơm nóng sốt, đầy đủ dinh dưỡng được các “chị nuôi Đèo Cả” chuẩn bị mỗi ngày để anh em vững dạ trước mỗi ca làm việc.

Giữ lửa tri ân và lan toả giá trị đó trong một doanh nghiệp lớn là chuyện không dễ. Nhưng ở Đèo Cả, ngọn lửa ấy luôn được gìn giữ, hun đúc qua sợi dây gắn kết gia đình, qua nghĩa tình đồng nghiệp, qua chính cách mà lãnh đạo chia sẻ với người lao động.

“Tri ân là giá trị cốt lõi song hành cùng khát vọng và tinh thần kiên định của Tập đoàn Đèo Cả. Giá trị tri ân của chúng tôi không phải là khẩu hiệu hay lời nói, mà chạm tới từng trái tim con người bằng các chế độ và chính sách phúc lợi thiết thực dành cho toàn thể người lao động”, ông Nguyễn Hữu Hùng – Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả khẳng định.

Mỗi dịp lễ Tết truyền thống như Trung thu hay Tết Nguyên đán, Tập đoàn Đèo Cả đều trao những phần quà ý nghĩa về tận tay gia đình các cán bộ, công nhân viên cùng lời cảm ơn ấm áp từ Tập đoàn tới “hậu phương” của những người Đèo Cả.

Những chuyến xe cuối năm đưa người lao động trở về quê ăn Tết và đón họ quay lại công trường đã gắn liền với nhịp sống tại các dự án. Tinh thần tương thân, tương ái của tập thể Người Đèo Cả còn được thể hiện rõ nét qua những lần phát động chương trình lập quỹ hỗ trợ cho những gia đình lao động gặp hoàn cảnh khó khăn. Khác biệt với nhiều tổ chức, bên cạnh áp dụng chế độ thai sản riêng biệt cho nam nhân viên, với thời gian nghỉ theo quy định chung, Tập đoàn có chế độ phụ cấp đi kèm, như một cách để cùng chia vui với mái ấm nhỏ của mỗi Người Đèo Cả.

Đối với Người Đèo Cả, mỗi hầm đường bộ xuyên núi được hoàn thành, mỗi cây cầu bắc ngang qua thung lũng, mỗi tuyến cao tốc nối liền những miền quê… không chỉ là dấu ấn của kỹ thuật hay thành công thương hiệu, mà còn là thay lời tri ân. Tri ân những thế hệ cha anh đã hy sinh để giữ vững từng tấc đất quê hương, để thế hệ hôm nay có cơ hội sống trong hòa bình, kiến tạo và phát triển. Tri ân những người đồng hành đã và đang dõi theo, sát cánh cùng Tập đoàn qua bao chặng đường gian khó. Tri ân hậu phương của mỗi cán bộ, công nhân viên là điểm tựa để Người Đèo Cả vững tâm công tác.

Tri ân với Người Đèo Cả không chỉ là lời nói cảm ơn, mà là thái độ sống, là cách ứng xử đầy nhân văn, hun đúc nên bản sắc văn hóa rất riêng và tinh thần phụng sự xuyên suốt hành trình phát triển.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...