A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tái cấu trúc doanh nghiệp: Mục tiêu sống còn

Theo dự báo, nhu cầu phụ tải trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tăng cao. Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã triển khai các phương án ưu tiên đảm bảo cung ứng điện cho các khách hàng trong sản xuất và phục vụ Tết cổ truyền dân tộc.

Doanh nghiệp nỗ lực

Thực tế cho thấy, ảnh hưởng từ dịch Covid-19, ước tính con số chi phí và thiệt hại của cộng đồng DN Việt Nam có thể lên tới 200.000 - 300.000 tỷ đồng, dẫn đến việc thiếu hụt, mất cân đối về dòng tiền. Đứng trước những khó khăn đó, cộng đồng DN rất kỳ vọng vào sự hỗ trợ của nhà nước. Theo đó, gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng vừa được Quốc hội thông qua được các chuyên gia đánh giá sẽ là “phao cứu sinh” đối với cộng đồng DN, tạo động lực cho nền kinh tế.

Tái cấu trúc doanh nghiệp: Mục tiêu sống còn

May 10 là một trong những doanh nghiệp có sự bứt phá vượt qua khủng hoảng

Đánh giá về gói hỗ trợ, ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 - cho biết, với những khó khăn của một đơn vị sử dụng nhiều lao động, đặc biệt có nhà máy 9 tỉnh, thành phố, quan trọng là vấn đề thời gian thực hiện chính sách của gói hỗ trợ này. Đặc biệt, gói hỗ trợ cần phải gắn liền với đặc thù của từng DN, từng ngành nghề. Dù khó, nhưng thực hiện được như vậy mới đảm bảo hỗ trợ đúng, trúng và hiệu quả.

Mặc dù rất kỳ vọng vào gói hỗ trợ lần này, song theo ông Thân Đức Việt, muốn tồn tại và phát triển, bản thân nội tại DN phải “tự sống”, sau đó mới cần nhà nước hỗ trợ. Đặc biệt, khi nguồn hỗ trợ của nhà nước vẫn còn hạn chế, doanh nghiệp cần chủ động trong việc tái cấu trúc lại, duy trì và đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, đồng thời mạnh dạn cắt bỏ những mảng kinh doanh không hiệu quả.

Chủ động, linh hoạt thích ứng

Đại diện Tập đoàn EdX cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi dịch vẫn còn phức tạp, DN cần xác định, muốn tồn tại, buộc phải có giải pháp thay đổi đồng bộ, như tái cấu trúc chiến lược, xây dựng thương hiệu, quản trị DN, chuyển dịch sang kinh doanh online… Đặc biệt, trong quá trình triển khai, phải khai thác thật kỹ dựa trên tiềm lực, lợi thế của DN… để chuyển dịch cho phù hợp.

Một trong những DN đi đầu trong công cuộc tái cấu trúc không thể không nhắc đến Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Chia sẻ về mục tiêu tái cấu trúc DN trong thời gian tới, ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng Ban Kế hoạch Phát triển Vietnam Airlines - cho biết: Vietnam Airlines đặt mục tiêu và xác định tái cơ cấu DN trong bối cảnh rất khó khăn hiện nay, đây là nhiệm vụ nhưng cũng là cơ hội duy nhất và quan trọng để tồn tại, phát triển. Việc tái cơ cấu có nội dung liên quan đến sự thích ứng và chủ động.

Tương tự, trong hai năm qua, May 10 đã có sự bứt phá vượt qua khủng hoảng. Dựa trên nội lực sẵn có của DN, năm 2020 - khi thị trường biến động, May 10 đã xoay chuyển sang làm khẩu trang với kỷ lục; chỉ 3,5 tháng, doanh thu làm khẩu trang của Tổng công ty đã đạt 660 tỷ đồng. “Đ thích ng trưc nhng khó khăn ca đi dch, May 10 vn đang tìm mi cách đ tái cu trúc li hot đng sn xut, dù có nhng sn phm trưc đây không phi là thế mnh. Bên cnh đó, May 10 đã thc hin chuyn đi s toàn din, t khâu thiết kế mu, duyt mu, sn xut, giao hàng, các công đon đưc đy nhanh đ linh hot toàn b chui sn xut” - ông Thân Đức Việt cho hay.

Ông VŨ TIẾN LỘC - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC):

Một trong những trụ cột đảm bảo sự thành công của công cuộc phục hồi kinh tế là phải có những DN kiên cường như May 10 và Vietnam Airlines. Theo đó, ngoài sự hỗ trợ kịp thời của chính sách, DN cần thay đổi cách quản trị, thích ứng và chủ động vượt qua dịch bệnh.

Đỗ Nga

Tác giả: Mai Phương Thảo
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết