A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tại sao chi trước của khủng long bạo chúa T-rex lại ngắn ngủi "vô dụng" như vậy?

Đã có nhiều lý giải khác nhau về việc tại sao chi trước của khủng long bạo chúa (T-Rex) lại trông khá ngắn và cụt lủn. Dường như vô hại trái ngược với vẻ ngoài đáng sợ của chúng. Nhưng cho đến nay, chưa có lý do nào đem tới sự thuyết phục cho số đông.

Lần này là một giả thuyết mới có vẻ khá thuyết phục.

Tại sao chi trước của khủng long bạo chúa T-rex lại ngắn ngủi "vô dụng" như vậy?

Khủng long bạo chúa (T-Rex) có thể từng là kẻ săn mồi hung dữ nhất hành tinh. Nhưng điều thú vị là chi trước của nó khá nhỏ và ngắn. Các nhà khoa học đều cho rằng cánh tay này vô dụng vì không thể tiếp cận gần bất cứ thứ gì. Mặc dù cánh tay của T-Rex có thể tạo ra một lực đẩy lên tới gần 200kg với cánh tay này.

Nhưng nó vẫn quá ngắn để sử dụng như một vũ khí lợi hại. Đã một thời gian dài kể từ đó tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi kinh điển này.

Một số giả thuyết trước đây cho rằng, cánh tay của T-Rex dùng để siết chặt ngực, giúp T-Rex giữ chặt con cái trong lúc giao cấu. Ngoài ra, nó là một công cụ tiềm năng để thu hút bạn tình. Hầu hết chúng sau đó đã bị bác bỏ.

Nhưng câu chuyện về bộ chi trước ngắn ngủi của T-Rex vẫn còn tiếp tục. Cụ thể, nhà cổ sinh vật học Kevin Padian gần đây đã đưa ra giả thuyết mới cho rằng, độ dài ngắn của cánh tay T-Rex là một sự thay đổi mang tính tiến hóa. Mục đích nhằm ngăn chặn chúng cắn nhầm tay do vô tình hay cố ý trong lúc lên cơn háu đói cuồng ăn.

Một cơ chế bảo vệ?

Trong bài báo đăng tải trên tạp chí Acta Palaeontologia Polonica, giáo sư sinh học Kevin Padian tại Đại học California, Berkeley đặt câu hỏi xoay quanh câu hỏi lâu đời về việc tại sao cánh tay của T-Rex lại ngắn như vậy và nó mang lại lợi ích nào cho chúng.

Theo lý thuyết của Padian, cánh tay ngắn ngủi của T.rex là một quá trình tiến hóa tự nhiên giúp ngăn chặn việc cắn nhầm chi. Giả thuyết này dựa trên kiến thức của Padian về cấu trúc xã hội của T.rex.

Tại sao chi trước của khủng long bạo chúa T-rex lại ngắn ngủi "vô dụng" như vậy?

Hiện đông đảo giới khoa học đều chấp nhận rộng rãi rằng, T-Rex thể hiện hành vi của một kẻ săn mồi cũng như một kẻ ăn xác thối. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra, đây là loài săn mồi nhưng cũng có bằng chứng hóa thạch cho thấy, T-Rex thường ăn theo bầy đàn.

Với những hiểu biết về hành vi kiếm ăn của các loài bò sát hiện đại như cá sấu hay rồng Komodo có thể thấy, tình trạng cắn nhầm chi của nhau thường xuyên xảy ra. Giáo sư Padian tin rằng, việc chi trước của T-Rex dần bị thoái hóa sẽ giúp chúng ngăn được những tai nạn như vậy. Trên hết, nó giúp con vật thoát khỏi những vết thương nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng, xuất huyết, sốc và chết.

Các nhà cổ sinh vật học tiết lộ, có những thế hệ T-Rex trước đây sở hữu cánh tay dài hơn đáng kể và có nhiều chức năng, cơ động hơn. Nhưng xu hướng tiến hóa đã khiến cho các chi này dần thu nhỏ lại. Điều thú vị hơn nữa là xu hướng rút ngắn cánh tay này cũng ảnh hưởng đến các loài Theropod khác, bao gồm cả những loài như Carcharodontosaurus và Carnotaurus.

Tuy nhiên giáo sư Padian thừa nhận rằng, giả thuyết mới nhất này sẽ khó chứng minh được vì đã 66 triệu năm kể từ khi loài T. rex cuối cùng tuyệt chủng.


Tác giả: Mai Phương Thảo
Nguồn:https://vnreview.vn/thread/tai-sao-chi-truoc-cua-khung-long-bao-chua-t-rex-lai-ngan-ngui-vo-dung-nhu-vay.562949953553006 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...