Tuyển sinh năm 2022: Chọn phương thức nào để không "hụt" hậu xét tuyển
Việc đa dạng phương thức xét tuyển mang đến cho thí sinh nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp với năng lực. Tuy nhiên, lựa chọn phương thức xét tuyển nào để chiếm ưu thế trúng tuyển lại là chuyện không hề dễ dàng.
Nhiều phương thức và tổ hợp tuyển sinh
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện có hơn 20 phương thức xét tuyển vào các trường ĐH và CĐ. Mỗi phương thức có những ưu điểm riêng phù hợp với nhóm người học khác nhau. Vì vậy, lựa chọn phương thức xét tuyển nào để chiếm ưu thế trong cuộc đua vào đại học đòi hỏi thí sinh phải có sự tính toán, cân đong, đo đếm kỹ lưỡng.
Trong số hàng chục phương thức xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì 4 phương thức xét tuyển chính 3 năm trở lại đây được các trường sử dụng chủ yếu gồm: Xét tuyển thẳng, xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển bằng học bạ THPT và điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM.
Với Quy chế thi và tuyển sinh ĐH, CĐ mà Bộ GD&ĐT dự kiến có sự điều chỉnh trong năm nay (lọc ảo chung tất cả phương thức) thì việc chọn một phương thức xét tuyển để nắm ưu thế ngay cho bản thân là điều được thí sinh đặc biệt quan tâm.
“Thực tế, nhìn vào tổng thể các phương thức xét tuyển và tuyển sinh chính của các trường ĐH, CĐ hiện nay có thể thấy xu hướng đánh giá năng lực thí sinh theo hướng tổng thể đang chiếm ưu thế. Ngoài chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, đánh giá riêng của từng trường, xét tuyển thẳng học sinh giỏi thì phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT được nhiều người đánh giá cao.
Đây là phương thức không chỉ mang lại cho thí sinh sự chủ động trong việc chọn ngành, mà còn đánh giá được toàn bộ quá trình học tập của thí sinh ở bậc học THPT. Tôi không khẳng định phương thức xét tuyển nào sẽ chiếm ưu thế, nhưng với kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm làm công tác tư vấn, tôi cho rằng, thí sinh nên nắm bắt ưu thế và cơ hội bằng xét tuyển học bạ THPT” - TS Mai Đức Toàn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Gia Định nói.
Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, việc chọn lựa phương thức tuyển sinh nào để chiếm ưu thế phụ thuộc vào năng lực học tập của bản thân từng thí sinh. Sự tính toán và cân nhắc cần phù hợp nhất với điểm số học tập. Bởi thí sinh giỏi sẽ lựa chọn vào trường tốp trên, thí sinh có học lực trung bình khá thường theo học ở các trường tốp giữa. Do đó, phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực có thể là ưu thế của thí sinh này nhưng chưa chắc lại là số một nếu xét theo phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tận dụng ưu thế từ sự tính toán và năng lực bản thân
Để đảm bảo cho công tác tuyển sinh ổn định (đủ chỉ tiêu) rất nhiều trường ĐH, CĐ đã và đang mở rộng tối đa các phương thức xét tuyển. Trong hàng loạt phương thức xét tuyển có không ít phương thức xét tuyển có kèm thêm tiêu chí phụ (xét tuyển thẳng theo chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, xét tuyển bằng học bạ THPT, xét tuyển thông qua bài thi SAT). Do đó, nếu thí sinh không tỉnh táo rất dễ rơi vào trạng thái “đu dây” trên miệng vực.
PGS.TS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM - cho rằng: Mỗi phương thức tuyển sinh đều có giá trị và thước đo năng lực thí sinh theo từng tiêu chí cụ thể. Vì vậy, không thể định hình được ưu thế nổi trội của phương thức nào thông qua số lượng thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển.
Thí sinh có học lực giỏi chưa chắc đã chiếm ưu thế tuyệt đối ở phương thức xét tuyển học bạ THPT khi em nộp hồ sơ vào nhóm ngành hot, trường thuộc tốp đỉnh. Bởi ở từng phương thức xét tuyển, mỗi trường sẽ đưa ra các tiêu chí phụ khác nhau để có thể đánh giá năng lực người học một cách toàn diện, cũng như để “lọc” thí sinh phù hợp nhất. Trong nhiều phương thức xét tuyển, phương thức xét học bạ THPT đang được thí sinh khá ưu chuộng. Tuy vậy, với những trường tốp trên, có sử dụng tiêu chí phụ khi xét tuyển bằng phương thức học bạ THPT thí sinh cần hết sức lưu ý, vì các trường chỉ có thể kiểm tra học bạ sau khi thí sinh làm thủ tục nhập học. Vì thế, nếu thí sinh không để ý đến tiêu chí phụ rất dễ biến ưu thế của mình thành lợi thế cho người khác, PGS.TS Thắng nói.
ThS Trần Thúy Trâm Quyên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng - cũng nhìn nhận nhiều phương thức xét tuyển không có nghĩa làm khó thí sinh, mà còn mở ra nhiều cánh cửa, con đường và cơ hội cho người học. Rất khó để khẳng định phương thức nào phù hợp nhất với thí sinh. Bởi tùy từng giai đoạn có kết quả tốt nhất, người học sẽ có được phương thức xét tuyển phù hợp với bản thân.
“Với những thay đổi mà Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh trong năm nay là lọc ảo chung (thí sinh trúng tuyển 1 trường) thì chắc chắn sẽ không còn hiện tượng một thí sinh A có thể trúng tuyển cả 4 phương thức vào 4 trường đại học. Với cách thức xét tuyển năm nay, các trường sẽ ưu tiên chốt lại trong đợt đầu tiên để ngay sau đó ổn định công tác dạy và học.
Vì thế, nếu trượt đợt 1, nguy cơ không có trường học là rất cao. Trong nhiều phương thức xét tuyển, tôi cho rằng nếu thí sinh có học lực khá giỏi thì phương thức xét bằng học bạ THPT sẽ chiếm nhiều ưu thế. Thí sinh đã quen với phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT. Khi đã xác định được ngành học, trường học yêu thích và năng lực học tập của bản thân, các em sẽ nắm bắt cơ hội cho mình ngay chứ không chờ đến khi có điểm thi tốt nghiệp THPT. Bởi thực tế, chất lượng đào tạo và hệ thống cơ sở vật chất và cả mức học phí các trường hiện không còn quá chênh lệch”, ThS Quyên nhận định.
“Tính ưu thế trong từng phương thức xét tuyển bản chất không nằm ở điều kiện của phương thức ấy mà ntuyển trong mùa tuyển sinh năm nay thì thí sinh nên chọn xét bằng học bạ THPT để nắm ưu thế, vì chỉ tiêu và điểm chuẩn của các trường có thể biến động khôn lường. Tuy nhiên, tôi lại không cho là nhó đến từ chính sự thông minh, khôn ngoan của thí sinh. Nhiều người cứ nói việc Bộ GD&ĐT quyết định lọc ảo tất cả các phương thức xét ư vậy. Vì mỗi thí sinh sẽ là người hiểu rõ nhất các em có cơ hội và ưu thế ở phương thức xét tuyển nào chứ không phải ở những phương thức xét tuyển sớm”, TS Lý nhận định.